Số 153

Ngày 1 tháng 1 năm 2015

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com


Thư Ngỏ



Tháng Giêng năm nay với tôi buồn thật buồn. Ngoài cuộc tình rụng vỡ vào một tháng giêng năm nào xa xưa ấy, thì bây giờ trong không khí năm hết tết đến nầy, tôi còn phải chịu thêm nỗi đau phân ly tình mẫu tử. Hai người con vì bạo bệnh đã lần lượt lìa đời ở độ tuổi thanh xuân. Tháng Giêng năm trước, căn nhà ấm áp tròn đầy, tháng Giêng năm nay, căn nhà trở nên khuyết vắng! Mất đi hai thành viên là sự mất mát không cách nào có thể bù đắp được. Tháng Giêng nầy đến chùa lễ Phật, tôi còn tụng Kinh cầu siêu cho hai anh em, thầm mong ở chốn mơ hồ kia chúng được thanh thản linh hồn.

Rồi một tháng sau ngày tử biệt tang thương đó, khi tôi còn chưa thoát ra khỏi nỗi đau mất mát quá lớn, thì lại phải đưa tiễn con gái và cháu ngoại rời xa quê hương, vượt Thái Bình Dương đến tận xứ người.

Tháng Giêng năm nay sẽ vô cùng lặng lẽ, không còn tiếng nói cười giòn tan của lũ trẻ năm nào. Nồi thịt kho bé lại, mâm cơm thiếu đi bốn thành viên, có hai cái chén gác đũa cho hai đứa mãi mãi không về. Hiên nhà vắng thênh lắp đầy nỗi nhớ nhung cho người ở lại.


Tháng giêng nầy buồn lắm tháng giêng ơi
Ta vẫn triền miên chua xót ngậm ngùi
Một khúc tình si nửa chừng lỗi nhịp
Một buổi từ ly mặn đắng bờ môi

Mái tóc càng thêm những sợi nhớ thương
Từng chuỗi sầu đau đậm dấu chân chim
Lặng nghe nước mắt rơi trong tiềm thức
Rớt xuống hồn tả lạnh buốt trái tim

Tiếng khóc ngọt ngào mời gọi tháng giêng
Vẫn gió se se ru dỗ muộn phiền
Vẫn cánh én về mang màu xuân thắm
Tháng giêng giao mùa chạnh nỗi niềm riêng

Thương nhớ miệt mài mỗi độ tháng giêng
Mấy đoạn bi ca biết thuở nào quên
Ta thấy trong ta cõi lòng tím ngắt
Hồn thơ chợt mềm theo giấc ngủ yên

Nhưng cuộc đời vô thường. Sinh ly, tử biệt, hợp tan là điều không ai tránh khỏi. Tôi với hơn nửa đời càng thẩm thấu mọi nỗi đau thương mất mát của phận người và tôi biết rằng mình vẫn phải sống vì những đứa con khác còn cần đến vòng tay của mẹ.

Tháng Giêng, trong cái se lạnh chuyển mùa của đất trời, không khí cuối năm tất bật hơn, rộn ràng hơn để chào đón xuân sang. Mùa xuân này, tôi xin gửi lời chúc mừng đến tất cả mọi người, những ai đang hạnh phúc dưới mái ấm gia đình. Và xin nhắn rằng bạn hãy gắn bó và trân trọng từng giây từng phút bên những người thân yêu của mình, vì hạnh phúc mà bạn đang tận hưởng là khát khao của rất nhiều người.

Cầu chúc một mùa xuân đầy an vui

Thủy Chung
Ban Biên Tập Giao Muà

Mục Lục

Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Thơ Tôi ______Hàn Thiên Lương
2. Mùa Nô-En Buồn ______ Dạ Lan
3. Trượt Băng ______ Sông Cửu
4. Cuối Đường Tình Thu ______ Jacaranda
5. Tình Khúc Cho Em Đầu Năm Mới ______ Song An Châu
6. Biệt Hành ______ Nguyễn Hải-Bình
7. Muộn ... ______ Hồ Chí Bửu
8. Mẹ Yêu! ______ Nguyệt Vân
9. Niềm Mong. ... ______Nguyênhoang
10. Mai Vàng Nhoẽn Nụ ______Tuyền Linh
11. Cứ Là Em Của Hôm Qua ______ Phan Tưởng Niệm
12. Sài Gòn Cuối Đông 2007 ______Sông Trà
13. Thoáng Ngậm Ngùi ______Chung Thủy
14. Mỗi Canh Thâu ______ Nam Thảo
15. Hóa Vàng ______ Nguyễn Thị Thanh Dương
16. Một Buổi Sáng ______ Trần Đan Hà
17. Ngày Nào Cũng Thế ______Quỳnh Đỏ
18. Tháng Ba ______Lê Miên Khương ­­
19. Có Một Người Đi Giữa Thơ Tôi ______ Vành Khuyên ­ ­­ ­
20. Tình, Đêm Sau Khi Hành Quân Về Viết Thơ Cho Em... ______ Trần Thị Hiếu Thảo

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Đón Mùa Xuân Vào Nhà ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương
3. Gánh Xiếc Cuộc Đời ___________ Vành Khuyên
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên
5. Hiên Đời Em Trú Ngụ ___________ Nthavy
6. Nhà Văn Lê Văn Hưởng ___________ Nam Thảo
7. Nghĩ Về Quê Hương ___________ Trần Thành Mỹ
8. Canada Đất Rộng Người Thưa ___________ Nguyễn Quý Đại

IIỊ Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________

1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Thơ Tôi    
 

Vịn thơ ta sống giữa đời
Nhưng  ta chưa viết hết lời thế gian.
Lời buồn gặp lúc gian nan
Biệt ly tiếng khóc muộn màng giữa khuya.

Trách nhau quên tiếng hẹn  thề
Người xưa vắng biệt đường về quạnh hiu.
Lòng riêng nức nở ngậm ngùi
Đau thương khép lại niềm vui giữa đời.. 

Tiếng oan rên khóc tận trời
Trần gian ai để những lời xót xa
Thương cho tấm bé mất cha
Mẹ không đủ sữa con oà khóc đêm. 

Hờn căm lặng tiếng trong tim
Làm sao dám tỏ nỗi niềm cùng ai
Quê mình lại kiếp đọa đày
Người trong ngục tối người ngoài khóc than! 

Nay thời núi cách sông ngăn
Thế nhân cũng đã lòng băng giá rồi.
Thơ tôi chừng đã nghẹn lời
Không sao hàn gắn chuyện đời hư hao!

9-11-14
                                                             
 Hàn Thiên Lương 
Mục Lục


2. Mùa Nô-En Buồn Thắm thoát Nô-En sắp đến rồi Gió lạnh buốt giá tâm hồn tôi Nhớ mùa Nô-En vài năm trước Chợt nghe vị mặn ở đôi môi Một mình phòng vắng bóng và tôi Kỹ niệm ngày ấy đã xa rồi Đêm về giao động mùa thương cũ Nô-En lại đến vẫn đơn côi Chẳng lẻ kiếp đời tôi lẻ loi Yêu ai nguyện sẻ yêu suốt đời Nhớ ngày Nô-En tình tan vỡ Chỉ còn tìm lại trong giấc mơ Buồn nhớ kỹ niệm nên làm thơ Bao năm lòng vẫn luôn ngóng chờ Mong mùa Nô-En người trở lại Đừng để tình ta lở một thời.. Dạ Lan
Mục Lục


3. Trượt Băng Cuối Đông đi trượt tuyết Rượt em vượt qua băng Cùng ngã lăn tuột dốc Ôm nhau cười...Tuyết tan. Đồi "Thạch Lam" Nam California SC Em Bé Chăn Vịt "Tặng cô em vẽ tranh ." Hừng đông kêu...cạp cạp! Chạy tắp ra đồng xa No nê phè cánh đập Hợm khoe mình...Thiên Nga (!) Hồ "Con Vịt" San Diego. SC Chuyến Tàu Vào Sân Ga Trên Chuyến tàu Lộ trình xa Băng qua dãy đồi Cô gái ngồi lim dim Chàng trai vươn vai hít thở Bên đường hoa "Mười Giờ"rộ nở Hải âu đậu dọc theo bờ biển xanh Tàu Hụ còi Gọi nắng soi Chói chang bến đổ Người lố nhố vào ra Từng bó hoa - Từng nụ hôn Trao cho nhau vào xuân rộn rã Đầu xanh, đầu bạc thư thả...qua đường! Chuyến thăm Vancouver (Canada)

Sông Cửu

Mục Lục


4. Cuối Đường Tình Thu Thu xưa hoa cúc nở vàng Thu nay hoa cũng, vẫn vàng đấy thôi ... Mùa chẳng khác, sao đời cứ đổi ? Tuổi miên sầu, trăm mối lo toan Làm sao cũng chẳng vuông tròn ? Thời gian trôi mãi, đâu còn như xưa ? Ta rãi lá, tiễn đưa lần cuối Khóc cho người, thương buổi phân ly Mai này ai tiễn ta đi ? Đường thu gió lộng níu ghì bước hoang ... Người ngủ nhé, bên ngàn lá đổ Ta ngồi đây, thống khổ...đoạn trường Đa sầu nên phải tình vương Bài thơ nhỏ lệ cuối đường...tiễn đưa . Jacaranda


Mục Lục


5. Tình Khúc Cho Em Đầu Năm Mới Đã từ lâu anh xem em là thần tượng Nên không lầm khi nói tiếng ?yêu em? Và hằng đêm gọi tên em trong giấc mộng Để thỏa lòng qua những ngày tháng si tình. Nhớ nhung hoài từ mờ tối đến bình minh Không dứt được khi bóng hình em hiện hữu Trong cõi lòng và trong giấc ngủ hằng đêm Tình như mộng ảo sao quá đổi êm đềm. Anh ngây ngất lịm hồn trong cõi chết Chết vì tình, vì yêu em không nói hết Không ngôn từ nào diễn tả nổi yêu em Nên hằng đêm ôm bóng em làm mầm sống. Anh nguyện lòng sẽ cống hiến cả cuộc đời Chiều theo em làm những điều em mong muốn Dù phải lên non xuống biển anh cũng chiều Anh hy sinh tất cả để được ... em yêu ! Song An Châu


Mục Lục


6. Biệt Hành Hôm nay về lại trần gian Trong tâm mang gói hành trang vô thường Chuyện đời sẽ nhẹ như sương Tan trên cỏ biếc dọc đường Thiền đi Lòng không lạc tới bến mê Ngồi nghe khúc hát ngày về bên sông Trời xanh mây trắng mênh mông Bay đi giữa cụm nắng hồng hoàng hôn Không vương vào túi càn khôn Để tâm vô thức tạo muôn lụy trần Đường về túi nặng hồng ân Chân tâm làm vốn xa dần Thiền trang Nguyễn Hải-Bình


Mục Lục


7. Muộn ... Cũng có thể là chúng mình quá muộn Để yêu nhau- để đưa đón- đợi chờ Sao lại thế ?- Sao chúng mình lầm tưởng Thuộc về nhau ? tình chỉ ở trên thơ ..? Ta hối hả tìm nhau mà vẫn ngỡ Em là của ta và ta là của em Mới bắt đầu- cớ sao em cho là muộn Tình thiên thu nói chi tới chuyện bạc đầu ? Trong cuộc sống ta ngẫu nhiên tìm gặp Một cái gì - một nửa của riêng ta Trong hỗn độn bỗng dưng ta bắt gặp Một trái tim rướm máu chan hoà Có thể là em ? có thể là ai đó Nhưng sao mà tính cách giống như ta Và có thể không là ai trong số họ Chỉ một mình- một bóng- một mình ta Ta đã trót nuôi trái tim bồ tát Yêu chúng sinh ? và yêu cả giai nhân Bên góc phố - hay góc đời ? ta hát Về cuộc tình của một loại thiêu thân? 21.11.14 THIÊU THÂN.. Không có mộ bia nào đề: Chết vì mê gái Không có mộ bia nào đề: Vị tửu vong thân Vậy thì ta cứ chơi cho tâm hồn tê tái Thấy ánh đèn thì lao tới- Hỡi thiêu thân? 25.11.14 TÂM SỰ ĐIỀN BÁ QUANG 4. (nói chuyện với Lệnh Hồ Xung) Ta công nhận nhà ngươi là trang hảo hán Kết bạn với ngươi không uổng chút nào Ngươi hảo hán nên suốt đời xả láng Ta giang hồ - đại đạo Điền Bá Quang Thiên hạ bảo ta là tên dâm đãng Nhưng ngươi thấy ta có cưỡng hiếp ai bao giờ ? Vạn lý độc hành- cả đời phiêu lãng Ngoài đại đao ta chỉ còn lại có thơ Bên ngươi có Nhậm Doanh Doanh tiểu muội Lại còn sơ cua nàng Nhạc Linh San Ta chỉ có mỗi Nghi Lâm sư muội Vậy mà ngươi cũng giữ luôn trái tim nàng Ta rất căm hận Kim Dung lão tặc Đẻ ra ta rồi chụp mũ lên đầu Gây oan ức cho ta - suốt đời làm giặc Cuối cùng đẩy lên Hằng sơn ngồi vuốt râu Ta muốn thanh minh cho người cả đời tai tiếng Mang tiếng cưỡng dâm mà chẳng có nạn nhân Giang hồ hiểm ác- Có tiếng mà không có miếng Thấy đẹp thì khen- Thấy xấu đồn lần lần ! 28.11.1 NHỚ Ph. Ch. Nắng vẫn đổ trên sân nhà mỗi sáng Hoa vẫn cười mỗi lúc mới tin mơ Mà, em thì mỗi ngày thêm xa lắc. Không trở về- để chết một vần thơ ?! 13.12.14

Hồ Chí Bửu
Mục Lục


8. Mẹ Yêu! Thấy cụ bà giống mẹ Con nhớ mẹ thật nhiều Xa nữa vòng trái đất Nhớ bóng hình mẹ yêu... Ôm cụ bà mà ngỡ Con được ôm mẹ hiền Lòng bồi hồi con nhớ Dáng mẹ gây nghiêng nghiêng. Nhìn nụ cười móm méo Của mẹ hiền người ta Con chợt như thấy mẹ Mẹ ở gần không xa... Con là con bất hiếu Không chăm sóc cận kề Ở phương này xa quá Nhớ mẹ hiền, nhớ quê! Con làm nghề Y Tá Chăm sóc mẹ người ta Mà mẹ mình không được, Con cận kề thăm qua. Thôi thì con mượn đỡ Mẹ hiền của người ta Ðể làm vơi nỗi nhớ Cho lòng buồn phôi pha. Nhưng mà sao mẹ hởi ? Con thấy nhớ mẹ nhiều Ðêm về con lặng lẽ Nghe trong lòng quạnh hiu ... Nguyệt Vân Atlanta, ngày 9/12/14 Xuân Lại Về Ðây! Xuân lại về đây con nhớ quá! Ba mẹ năm nay tuổi thêm già Quạnh hiu thềm vắng ngồi mong nhớ Cháu con từng đứa ở phương xa. Mẹ ạ! Lòng con thấy quặn đau. Trong tim dòng máu chảy dạt dào Tình cha, nghĩa mẹ phương trời ấy Con về thăm mẹ, giấc chiêm bao. Một đời tận tụy mẹ, cha yêu Nuôi con vất vả, khổ lụy nhiều, Hiu hắt đèn mờ trông bóng trẻ Mà giờ cha mẹ sống quạnh hiu. Nhịp bước thời gian thoáng qua mau Mùa Xuân chim én vội bay vào Mẹ già thêm tuổi, cha thêm tuổi. Con cũng già thêm tuổi theo sau. Các cháu bây giờ cũng lớn mau. Ngồi nghe con kể chuyện năm nào. Ông, Bà ngoại đó, ngày xưa đó! Vất vả một thời độn cháo rau. Ở đây ăn uống lại dư thừa. Con ngồi nhớ lại chuyện ngày xưa. Nhớ mẹ, nhớ cha thời lận đận. Ngâm mình cấy ruộng dưới cơn mưa Mẹ ạ! Bây giờ Xuân đến đây Nhớ thương cha, mẹ lại đong đầy Con cầu cha, mẹ thêm, thêm tuổi Thời gian thấm thoát bóng chim bay. Thời gian thấm thoát không dừng lại Mỗi một ngày qua, lại một ngày. Rồi Tháng, rồi Năm rồi Tết đến. Âm thầm nhớ mẹ mắt cay cay... Atlanta, ngày 12/12/14 Nguyệt Vân
Mục Lục


9. Niềm Mong. ... (gởi cho Người bên ấy...) Nắng vẫn đến, xuyên nhẹ nhàng cây lá. Mây trôi ngang khung trời lạnh, vội rời! Dù biết thế, mỗi ngày lại cứ tới. Như niệm lòng buồn tủi, khó phôi pha. Em thương ơi! Mùa đông..giống Vỹ dạ? Có qua cầu? Nghe gió mát sông Hương! Hay cao ngút mầu xanh, bao núi Ngự. Dốc mù loang, khua gót đến cổng trường. Trên bục gỗ, Thầy cô đang thuyết giảng. Cuối lớp gằm, núp lén viết vội thơ. Hẹn chiều mai, gặp mặt cạnh giáo đường. Để hai đứa cùng ngắm tượng, thánh giá! Hứa suốt đời, sẽ không bỏ nhau xa. Lời nguyện nầy, có nào đâu khó quá. Mà cao xanh, chẳng chấp nhận câu nguyền? Ngó nơi khác, mặc đau buồn, quyến luyến. Ngày về nhanh, đêm trường canh kể chuyện? Quê hương mình vẫn khổ mãi, chưa yên. Chỉ một chút tình thương, van cảm tạ! Từng ngày ôm cuộc sống, lệ chan hoà. Trăng lưu vong bao mùa nơi xứ lạ. Mắt môi buồn, băn khoăn nhớ, mông mênh. Những ước mơ đong hoài lại vực thấp. Lối về xa, mây gió vọng cung đền. Đi đâu đó, nào quên được xứ Huế? Đường mù sương có lôi cuốn, ai về? Em thương hỡi! Bước chân ngà có mỏi! Núi Ấn sông Trà, đợi bước phu thê. nguyênhoang Em đi rồi. Em đi rồi, bờ môi mang theo mãi. Hương vị nồng hôn vội buổi chia tay. Để cho Em hằng nhớ đến Anh hoài. Sẽ thấy nhạt khi có người đến thế. Đường trần qua lắm mưa nguồn chớp bể. Ngõ chông chênh dẫm sỏi đá bào mòn. Băng ngang suối dòng cạn vẫn soi bóng. Dấu cỗi cằn theo bén gót thời gian. Những buổi chiều sụp nắng kéo sương giăng. Muốn ôm kín trọn miền sợ thoát mất. Kỷ niệm từng ngày thâm sâu gắn bó. Chợt xa nào quyến rũ nhớ nhung đi. Em đi rồi dòng sông lơ chung thủy. Đâu còn ai, kề chung bước hải hồ? Cơn nước lớn, nước ròng buồn bã vắng. Cánh lục bình không trôi nữa rời đây. Em đi rồi, mọi điều xưa hủy hoại. Đường xuôi đi lối về trở quạnh buồn. Những cánh vạc lẻ bầy gọi xao xác. Trời quên giùm thắp ngọn nến nguyệt dung. Ngày thẫn thờ mùa đổi màu thu ảm. Đêm im lìm vào giấc ngủ đơn côi. Một khoảng trống cạnh đời chờ khỏa lấp. Em đi rồi, ngày đông mãi lạnh môi. Nhắm mắt vọng thức tìm lại tiếng nói. Yêu thương chưa định nghĩa được cho đời. Mây trở về mây lại tiếp thầm trôi. Chưa tỏ nốt lời tạ lòng sám hối! Nguyênhoang

Mục Lục


10. Mai Vàng Nhoẽn Nụ Em mang cả đất cả trời Về quê tô điểm rạng ngời Việt Nam Tết nào cũng có mặt em Đầu làng cuối xóm em đem tin lành Em về bỗng thấy trời xanh Thấy sương muối lặn, thấy hanh nắng vàng Thấy quần áo mới xênh xang Điểm tô sắc thắm rềnh ràng chợ phiên Em về rực rỡ trước hiên Lung linh cánh mỏng, vàng lên ngôi tình Em luôn nhoẽn miệng cười xinh Khiến bao trai gái đẹp tình lứa đôi Em khoe xuân mới đất trời Lộc non vàng nụ ru đời ngủ yên Xóa tan đi nỗi ưu phiền Cõi trần nhân thế đảo điên từng ngày Em về dang rộng cánh tay Níu âm, dương lại biện bày khói nhang Dẫu cho địa ngục thiên đàng Em đều một dạ mở toang xuân tình Em về mọi thứ hiển linh Cây nêu trước ngõ cũng thình lình chao Chẳng phải đuổi quỷ ma nào Mà chào em đó, tự hào quốc hoa Việt Nam duy nhất em là Một loài hoa quý nở ra lộc tài Tết về, ai cũng như ai Giàu nghèo đều có một vài cành hoa Rõ ràng tôi nói không ngoa Em là chính hiệu quốc hoa thật rồi ! ! ! Tuyền Linh Anh Đào Đà Lạt Chẳng còn gì bàn cãi thêm Bởi em đẹp nhất cái tên Anh Đào Nhan sắc em, của trời cho Em về hò hẹn?hẹn hò thi nhân ? Rực hồng Đà Lạt vào xuân Lung linh cánh mỏng nét trầm cao nguyên Ta như lạc bước cảnh tiên Hồn đang treo giữa hai miền thực ..hư .. Qua làn tơ mỏng đong đưa Khách trần vương vấn nét đài trang em Xiêm y hồng phớt buông rèm Ôi, nhan sắc ấy ướt mềm hồn ta Hóa thân ngọn gió nhẹ qua Ta nghe trong nắng lời hoa trao tình Hình như trời đất hiển linh Trong không gian thoảng hương tình nhẹ bay Sầu ta quá khứ vơi đầy Bỗng dưng nhẹ hửng ngất ngây anh đào Phố phường Đà Lạt xôn xao Chan hòa nhân thế ngọt ngào sắc xuân Nhìn em thi tứ trào dâng Bút sa tâm não bao lần ngẩn ngơ Vẫn không tròn vẹn câu thơ Trong nhan sắc ấy, thơ nào xứng tâm ? Em về che lấp phù vân Lung linh sắc thắm nụ mầm nõn tơ Níu thời gian để mộng mơ Ước chi viết được câu thơ vĩnh hằng ! Tuyền Linh Hoa Sầu Đông Ngủ vùi một giấc mùa đông Cành trơ trụi lá lộc mầm trốn đâu Chờ khi xuân mới bắt đầu Em ra điểm sắc tím màu nhớ thương Xinh xinh cánh mỏng phơi sương Hương bay dìu dịu thiên đường tuổi thơ Em thường đứng ở ven bờ Lối vào thôn xóm để tơ tưởng tình ? Sao em hay đứng một mình Khiêm nhường bình dị đẹp tình gái quê Mỏng manh năm cánh sao khuê Chứa đầy tinh túy tràn trề hương xuân Em không tuyệt sắc giai nhân Nhưng em duyên dáng đẹp phần nết na Chừng ấy thôi, cũng đủ là? Cho ta thi tứ tuôn ra ngút trời Em sầu ai mà rụng rơi ? Cánh hoa lã tã khắp trời hoàng hôn Nhặt hoa mà cảm thấy buồn Nghe trong sâu thẳm như tuồng yêu em (?) Thi cầm lạc phím tơ duyên Ta về khép kín niềm riêng đợi mùa Chờ khi ngọn gió hương lùa Ta theo xuân biếc về khua tiếng lòng
Tuyền Linh





Mục Lục


11. Cứ Là Em Của Hôm Qua Cứ là em của hôm qua Chắc là đời sẽ mặn mà hương duyên . Chắc là đời chẳng ưu phiền Chắc là ta chẳng buồn riêng một mình . Cứ là em hãy lặng thinh Chắc là mình đã trọn tình trăm năm . Cứ là em mãi trăng rằm Chắc là ta đã mặn nồng bên nhau . Cứ là em đừng buồn đau Chắc là ta đã cùng nhau tuyệt vời . Chắc là ta đã chung đôi Vui câu chung đỉnh bên trời quê xa. Cứ là em của hôm qua Chắc là tình mãi đậm đà hương yêu. Chắc là đời chẳng buồn nhiều Để ta thức trắng canh đêm muộn phiền .

Phan Tưởng Niệm
Mục Lục


12. Sài Gòn Cuối Đông 2007 Sài Gòn tháng mười hai tiết trời lạnh hơn Nhiệt độ trung bình như nằm ngang đường cận nhiệt Hà Nội chia cho Sài Gòn chút giá lạnh cuối Đông Tiếng chuông chùa thánh thót Người con Phật trang nghiêm, thiết tha lời Phật dạy Đức cha rao giảng phúc âm, giáo dân háo hức Mùa Giáng sinh, cây Noel lại trắng màu tuyết giá Nói gì về thành phố trong chu kỳ ngày đêm sáng tối Giữa trăn trở và thành công; Giữa công minh và nhũng nhiễu; Giữa nghèo khó và phồn hoa ? Sài Gòn cuối năm, là thời gian của tình yêu và hôn phối là sự trải nghiệm của con người theo bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông Sài Gòn thiết tha sâu lắng mà năng động của tuổi hoa niên Bất chợt, nhận ra Sài Gòn cuối Đông có khác: Nhà vườn chăm soi từng nách lá Nụ mai đang tượng hình, hứa hẹn ngày Xuân hương sắc Gốc phố, đôi bạn già tâm sự Tách cà phê thơm lừng Ly trà bốc khói.. Người Sài Gòn lắng nghe kim đồng hồ gõ nhịp cuối Đông Sông Trà Sài Gòn Lại Mùa Đông Trời Sài Gòn như vừa chạm mùa Đông Một góc công viên khoe sắc hoa hồng Vài con bướm tìm hương trong nắng sớm Người Sài Gòn dù quanh năm bận rộn Vẫn nao lòng chút gió lạnh phương nam Nhựa trong cây nuôi lớn nụ mai vàng Nơi đất Bắc mùa đào nay sao nhỉ? Cách Hà Nội cũng ngàn trùng vạn lý Muốn cùng người tao ngộ rượu vài chung Sài Gòn ở đây chẳng cảnh mưa phùn Người Sài Gòn lại thèm cơn gió bấc Muốn mùa Đông về, là mùa Đông rất thật Để ôm ghì đặt trọn triệu nụ hôn Sông Trà
Mục Lục


13. Thoáng Ngậm Ngùi Ta chợt thấy giọt sương rơi trong mắt Lòng bâng khuâng luôn khắc khoải đợi chờ Ngày thật dài theo từng chiều héo hắt Theo từng đêm buồn hiu quạnh bơ vơ Đau thương chín rụng vàng trong tiềm thức Ta mơ hồ chôn dấu nỗi niềm riêng Muốn gởi gió mây hồn thơ xao xuyến Với những suy tư đong kín muộn phiền Cho đắng cay chìm sâu vào quên lãng Cho nhớ nhung nương mây gió phiêu du Cho đau khổ một đời thân cô phụ Được bình yên qua mấy lượt bể dâu Dù mãi mãi tâm hồn ta tím ngắt Tình muộn màng như vệt nắng lung linh Ta lặng lẽ làm quen đời dâu bể Và ngậm ngùi nghe hạnh phúc mong manh Chung Thủy Từng Nỗi Thương Sầu Anh phương đó thật xa tầm tay vói Ta ở đây lòng da diết mong chờ Đêm từng đêm một mình ôm mặt khóc Sắt se buồn đem nỗi nhớ vào thơ Ta câm nín lặng nhìn anh ngoảnh mặt Vội quay lưng không giây phút tạ từ Tình rụng vỡ phiêu bồng theo sương gió Theo giọt mặn nồng phiền muộn suy tư Niềm đau cuối như trời giăng bão tố Khúc biệt ly lên tiếng khẻ gọi mời Nghe lắng đọng trong tận cùng suy tưởng Tự trách mình thêm lần nữa ra khơi Để mãi miết vẫn mòn hơi đón đợi Lời ngọt ngào thầm ru dỗ bể dâu Ta muốn ngủ trong vòng tay anh mở Giấc ngủ ngàn năm khép kín thương sầu Chung Thủy Ý Thơ Làm thân cô phụ truân chuyên Bể dâu trọn kiếp ngả nghiêng với đời Bao nhiêu lá úa rụng rơi Là bao nỗi nhớ gọi mời trong tim Giọt sầu mặn đắng môi mềm Tóc mây theo hạt sương đêm trắng dần Tình xưa như áng phù vân Niềm riêng còn lại những vần thơ đau Tay buồn mười ngón đan nhau Ôm tròn phiền muộn dìm sâu đáy lòng Cho từng ngày tháng long đong Sẽ trôi trôi mãi cuối nguồn biển xanh Làm thân cô phụ mỏng manh Đắng cay cay đắng cũng đành chịu thôi Quay về khép cổng vườn thơ Mặc cho bươm bướm thẩn thờ ngoài hiên Chung Thủy Mục Lục


14. Mỗi Canh Thâu Bao năm ướp mộng lịm cơn sầu Bến lạ thuyền đời dạ vẩn đâu! Chiều vắng đường xưa chưa nhạt bóng Đêm dài trăng cũ vẩn in sâu Thu đông sương áo buồn ly biệt Xuân hạ băng hồn khóc bể dâu Đất tạm ngày tàn thân lãng tử Tay ôm trường hận mỗi canh thâu Nam Thảo
Mục Lục


15. Hóa Vàng Làm mâm cơm cúng sau ba ngày T ết, Thắp nén hương thơm, tạm biệt tổ tiên, Khói hương bay về hồn khuất linh thiêng, Lời nhắn gởi từ người thân trần thế. Đốt lên đi những giấy tiền, vàng mã, Những cảnh đời cho hồn hưởng phù hoa, Cửa rộng nhà cao, lộng lẫy ngựa xe, Quần áo lụa là thời trang đủ kiểu. Cây mía hơ trên lửa không thể thiếu, Để tổ tiên làm đòn gánh trên vai, Gánh về cõi âm vật chất Xuân nay, Gánh qùa tặng cho người thân vui vẻ. Hay đường xa cây mía dùng nương tựa, Làm gậy chống khỏi ngã bước chân run, Đừng ngại ngần vì thương nhớ cháu con, Đừng nhìn lại rưng rưng cây mía khóc . Đây chén rượu từ trên bàn thờ cúng, Mời tổ tiên về uống mấy ngày Xuân, Đổ vào đống tro vừa hóa vàng xong, Để các cụ mang theo đừng thất lạc. Châm lửa đi, hoá vàng là xong Tết, Có người bâng khuâng khi đốt hóa vàng, Ngọn lửa bùng lên đốt cháy thời gian, Niềm vui, nỗi buồn chất chồng năm cũ. Có người hóa vàng tình yêu dang dở, Đã xa vời tưởng như chết từ lâu, Xuân về lẻ loi mình vẫn nhớ nhau, Đón vào lòng vài phút giây hạnh ngộ. Xuân đã tàn niềm vui. Chia tay nhé, Em hoá vàng bao thương nhớ tặng anh, Lửa hóa vàng dù ngắn ngủi, tàn nhanh, Nhưng kỷ niệm ân tình còn cháy mãi. Nguyễn Thị Thanh Dương
Mục Lục


16. Một Buổi Sáng Một buổi sáng ta ngồi nghe chim hót Tiếng reo vui như nhạc khúc thanh bình Nghĩ lại ta trong tận cùng chót vót Một khoảng không ta bổng giật mình Rồi vội vàng chạy đi tìm hy vọng Làm hành trang theo nốt một cuộc tình Nhưng khoảng trống đã cho ta rất rộng Và con đường trước mặt vẫn lênh đênh Một buổi sáng thấy ngõ hồn hoang vắng Đời lang thang trên muôn vạn nẻo đường Thấy xuân về mà lòng chẳng vấn vương Khi kỷ niệm chôn theo ngày tháng cũ Một buổi sáng nghe cõi lòng mưa lũ ! Chiều Phố Lạ Nơi phố lạ nhìn qua khung cửa kiếng Bóng chiều gầy tựa như dáng em xưa Lòng khao khát muốn tìm về kỷ niệm Nhìn tuổi thơ bé bỏng dưới hiên mưa Tay hứng giọt mưa tàn nghe xao xuyến Bước em về gió thoảng mấy hàng me Chiều rơi thấp mấy cụm mây màu tím Dáng hao gầy tha thướt nón tay che Nghe yêu dấu ngày xưa theo gió cuốn Những lời thơ sống dậy chuổi đời tan Thưở tiếng hát dập dìu hoa bướm lượn Áo xiêm hồng nhộn nhịp đón xuân sang Xuân có đến xin người đừng tay hái Hạ có qua cũng chỉ mộng mà thôi Mùa thu chết như lá vàng ngập lối Suối đông chiều băng tuyết đã se môi Trên dốc đứng ta thả tầm mắt ngóng Thấy bay mù che kín lối về xưa Đôi tay rộng ôm chưa tròn nỗi nhớ Cùng nỗi đau khi đánh mất tuổi thơ Xin dốc đứng vẫn luôn ngang tầm với Xin rời xa những cám dỗ đam mê Dù lạc lối vẫn giữ hồn trong trắng Đời hao gầy vẫn mãi nhớ tình quê Nơi phố lạ nhìn qua khung cửa kiếng Như nhìn vào xuyên suốt một hồn xưa Chiều thả nắng bên trời nghe thao thiết Niềm nhớ nhung còn mãi đọng ơ thờ ! Trần Đan Hà
Mục Lục


17. Ngày Nào Cũng Thế Giờ nghỉ trưa của tôi chỉ vẻn vẹn trong cái hộp cơm văn phòng và một nhúm chữ cái, xào qua xào lại chả khác gì những thứ tạp nham mà người ta vẫn treo ở những dãy phố dành cho người du lịch, ấy vậy mà trưa nào tôi cũng phải cố nuốt cho hết những thứ tạp nham đó để có được bài thơ từ một nhúm chữ xào qua xào lại, nom chả khác gì cái giẻ rách... Quỳnh Đỏ CHỒNG LẬT ĐẬT Chồng lật đật dắt xe Đưa vợ đi dạo phố Sẵn sàng lộn tùng phèo Chụp hình vợ tạo dáng Chồng lật đật ăn sáng Hai bát hủ tiếu mì Còn vợ ngồi nhâm nhi Ly cafe có sữa Chồng lật đật thích mưa Lang thang không đội mũ Vợ mắng hoài không được Đành nghe ngoại "kệ thây..." Chồng lật đật yêu ai Mà thức đêm lo lắng Dỗ dành vợ cố gắng Uống thuốc chồng mới yêu Ôi câu chuyện cổ tích Chồng lật đật trong mơ Đời, giờ làm gì có Toàn những người thờ ơ Quỳnh Đỏ­
Mục Lục


18. Tháng Ba Trời còn lạnh tháng ba Một mình em đếm bước Hanh hao nghe gió lướt Phất phơ tóc hai màu Tháng ba thấm nỗi đau Tủi thân mình em khóc Hoa nắng chạy vây quanh Cớ sao lòng lạnh tanh Tháng ba bên ấy nắng quá nồng Anh có vui không có buồn không? Giữ hộ em làn môi dưa hấu Dịu hồng. Lòng em muốn thành sông ! Lê Miên Khương Chắp hai tay cảm tạ Nhớ một vùng trời có em ở đó Em ở một mình có sợ quỉ ma Sợ nhân tình thế thái sợ chua ngoa Gió có lạnh lòng em, người sương phụ ? Mưa bên em nắng bên anh có đủ Để chúng mình chia sẻ những đắng cay Những buồn vui trong nháo loạn đời này Cả mai sau. Duyên tình ai biết được ! Thì mình nguyện cầu và thầm mong ước Chuyện chúng mình sẽ được đoái Ơn Trên Diễm phúc ban cho. Ngước mắt nhìn lên Chắp hai tay và cúi đầu cảm tạ ! Tháng ba Lê Miên Khương
Mục Lục


19. Có Một Người Đi Giữa Thơ Tôi Có một người đi giữa thơ tôi Giữa đêm chờ sáng Ánh trăng vành vạnh Treo lơ lửng trên trời Có một người đi giữa thơ tôi Giữa ngày bối rối Gánh đời bận rộn Gợn rõ niềm vui Có một người đi giữa thơ tôi Chiều về trống trải Chợt tắt nụ cười Cay đắng khôn nguôi Người ấy đến bao giờ biết được Đi giữa đời thường người vẫn cùng tôi Trăng tỏ, trăng mờ, đời vui, đời cực Chẳng hẹn ngày về, một giấc mơ vui !!! Vẫn còn có một người đi giữa thơ tôi. Vành Khuyên
Mục Lục


20. Tình, Đêm Sau Khi Hành Quân Về Viết Thơ Cho Em... Cưa? đóng nhưng gió lọt vào khe cưa? Như tình em len lén về tưa. anh Ta gần nhau một thưở trời xanh Mà mây hồng là những chùm hoa hương sắc Bảy tháng xa nhau nên anh muốn gặp mặt Nhớ nụ hôn đầu anh đặc và nói Em thiêng liêng... Trời khiến xa anh đành dại hoá hoá điên Em chớ hỏi...Xin vì sao em thắc mắc! Ta xa em nhớ ơi là môi mắt, Nhớ ân tình đầu, những thứ em trao. Có những khi anh ra bến nước nghiêng chao Ngắm một cánh chim lòng thêm nức nở Anh nhớ em,nhớ em trong từng hơi thở Như chim xa kia rừng còn mang nỗi nhớ Người xa người sao không tê tái long đong?/ Thế mới biết tình yêu dâng ngập trong lòng Thế mới biết anh yêu em bất tử Ở phương trời nào anh đâu do dự Viết bài thơ là tâm sự cùng em... *Gởi T. _____________________ Rừng thu.... Rừng thu lọt ánh sao đêm Gió kia san sẻ người thương tìm về Nhớ ai cháy bỏng câu thề lại một xuân nưã chưa về với em ?/ Mưa thu xào xạt cánh chim Mưa thu ủ nhẹ làm mềm cỏ cây Tình anh cứ mãi đong đầy Nghe trong sương lạnh sum vầy đôi ta! Mong em hát hoan ca Nước mắt em ngọc lệ sa em tình. Đem nay gió thổi qua sình Rưng rưng đóm khóc...sinh linh phận người... Em ơi xin hãy đón cười Nhìn ra khung cưa? em mời ta hôn... *gởi T. ______________________________ Nếu ngày mai ... Nếu ngày mai em sống trong thiếu vắng Em cũng đừng buồn khi mình phải chia xa Lệ em đắng quấn thêm vầng khăn trắng Sâu ân tình? lăng nhẹ mộ huyệt anh,? Em có biết non sông thời chinh chiến Anh giã từ phố biển giã từ em Em còn nhớ Em có biết ngày birthday em là ngày anh phải vào đơn vị Mặc dù em năn nỉ, Bánh yêu thương anh ăn gấp vội vàng Về nơi này anh thương lấy dở dang Và suy nghĩ muà cưới ta kia, chắc chi là hạnh phúc??/ Rồi đem nay nghe anh lòng ray rức Sợ xa lià nhau mình mất hút ở trần gian sợ không xin mà trời đãi phụ phàng Nếu trời chẳng thương, chẳng thương tình ta Em nhỉ... Chia lỵ..chia ly, Ôi những trông ích kỷ? Chiến chinh ơi hỡi chiến chinh Bao lời hưa' sợ vô tình sẽ mất Nhưng một điều anh tin anh thật Yêu thương em và duy chỉ một người Một mình em với nụ cười xinh tươi Và tiếng khóc cứ làm anh xé dạ... T. ơi... Em ơi, Nếu ngày mai tôi xa em... *gởi T Trần Thị Hiếu Thảo
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Đón Mùa Xuân Vào Nhà


Nguyễn Thị Thanh Dương


Hôm nay chợ búa Việt Nam đông vui nhộn nhịp hẳn lên vì người ta mua sắm cho ngày mai 23 tháng 12 âm lịch cúng đưa ông táo về trời.

Cuộc sống xứ người bận rộn đủ thứ nhưng hầu như những người Việt Nam đã từng sinh ra lớn lên ở Việt Nam dù xa quê bao nhiêu năm vẫn không thể nào quên được những ngày lễ tết truyền thống dân tộc này.

Chị Bông đã mua xong phần trái cây đang đứng ở quầy kẹo mứt chọn mấy gói kẹo thèo lèo, chị nôn nao nhớ đến thời còn ở quê nhà, ngày cúng đưa ông táo long trọng lắm, người ta cúng đủ kiểu đủ thứ nào kẹo mứt trái cây, nào giấy tiền vàng bạc hình cò bay ngựa bay, nào cá chép phóng sinh, nào xôi gà, canh măng, canh miến?Trước là cúng ông Táo sau là gia đình cùng ăn uống vui vẻ trong những ngày sắp Tết.

Chị Bông chợt nhìn thấy đứng phía đầu quầy kẹo phía kia một bóng dáng gầy gò quen thuộc, anh Ngọc đang lựa kẹo thèo lèo như chị. Một tay anh xách cái giỏ chợ một tay thỉnh thoảng anh nâng lại cặp kính cận thị dày cộp lên để nhìn vào bịch kẹo chắc để đọc các hàng chữ nơi sản xuất, hết bịch kẹo nọ đến bịch kẹo kia.

Hình ảnh những người đi chợ đã nói lên phần nào về gia đình, bản thân họ. Một xe chợ đầy ắp hàng hóa từ trên xe cho tới gầm xe của một gia đình người Mễ nào đó là một gia đình đông con, đông người hoặc nếu không đông người thì ăn uống như hùm như hạm. Hình ảnh anh chàng trẻ tuổi tay xách thùng bia tay cầm bịch sausage ra quầy tính tiền là anh chàng chưa vợ hay đã li dị, uống bia cho vơi bớt trống trải cô đơn và hình ảnh anh chàng nhếch nhác tay cầm vỉ trứng tay cầm bó rau là anh chàng nghèo mạt rệp đã mua đến đồng xu cuối cùng trong túi áo.

Chị Bông luôn nhìn người và suy đoán như thế, chẳng biết đúng sai bao nhiêu phần trăm.

Hình ảnh những người đàn ông độc thân xách giỏ đi chợ dù hoàn cảnh nào cũng đã tội rồi , lại là anh Ngọc mà vợ chồng chị Bông quen thân, biết rõ hoàn cảnh, với vóc dáng gầy gò kham khổ giữa hàng hoá ngày Tết đủ sắc màu vui tươi và giữa đám đông người rộn ràng càng thấy tội thêm

Chị Bông đến gần anh Ngọc:

- Chào anh Ngọc, đi sắm Tết hả?

- Vâng, tôi mua đồ ngày mai đưa ông Táo về trời dù bên này chúng ta chỉ xài bếp điện bếp ga và lò microwave.

- Nãy giờ thấy anh đứng đây chọn kẹo lâu lắm, kẹo anh còn chọn kỹ vậy hèn gì tới giờ vẫn chưảchọn được vợ, đi đâu cũng thui thủi một mình.

Rồi chị Bông khuyên:

- Anh nên lấy vợ đi, sẽ có người đi chợ sắm Tết với anh cho vui.

- Tôi phải nhìn kỹ từng gói vì sợ lấy lầm kẹo sản xuất ở China. Thà mua kẹo của Taiwan dù cũng là Tàu nhưng Tàu tư bản hi vọng có lương tâm hơn, còn chuyện lấy vợ thì tôi không dám nghĩ tới khi vừa gìa vừa ?xấu như tôi.

- Ai dám chấm điểm anh xấu chứ?

- Tôi tự chấm tôi, này nhé dáng gầy như đói ăn, mắt thì cận thị nặng, lại nghèo tơi tả như cái mền cũ lâu ngàỷ

- Mắt cận thị trông anh càng trí thức sâu sắc. Nhà giáo mà.

- Chán lắm chị ơi, hôm nào quên đeo kính thì nhìn giai nhân hoá Thị Nở, nhìn kẻ hiền lương tưởng tướng cướp. Tóm lại, tôi mà lấy vợ bà ấy sai ra chợ mua bó cải xanh tôi mua về bó cải ngọt chắc sẽ cãi nhau chứ vui vẻ gì.

Anh ho lên sù sụ, chị Bông ái ngại:

- Hình như anh đang bị cảm ?

- Vâng, khí trời thay đổi một chút là ho là cảm y như trẻ con

- Anh càng nên lấy vợ để có người cạo gío cho anh.

- Nói như chị tôi lấy vợ để?nhờ vả, bà ấy đi chợ và cạo gío giùm tôi à?.

- Anh vui tính và nói chuyện có duyên thế này làm gì không có bà thương, chắc duyên chưa đến thôi..

Trước khi chia tay chị Bông nhắc nhở:

- Anh Bông đã gọi điện thoại mời anh rồi nhưng tôi cũng nhắc anh lần nữa, buổi trưa mồng 1 tết sắp tới đây mời anh đến ăn bữa cơm đón mừng năm mới Xuân về với chúng tôi nhé.

- Vâng, nhất định tôi sẽ đến, và mồng 2 Tết thì mời anh chị sang nhà tôi như thường lệ hàng năm nhé..

Đi chợ về đến nhà chị Bông kể với chồng:

- :Nãy em gặp anh Ngọc đi chợ mua đồ cúng ông táo về chầu trời.

- Thì có gì lạ đâu, anh ấy vẫn đi chợ bao nhiêu năm nay.

- Anh thật là vô cảm, còn em thấy cảnh anh Ngọc thân gìa lủi thủi đi chợ một mình. Tội lắm.

- Em đã làm mai cho anh Ngọc một hai lần mà có thành đâu. Anh ấy quen cảnh đời độc thân rồi, không vợ không con quen rồi.

Chị Bông reo lên mừng vui:

- Anh nhắc đến chuyện mai mối làm em chợt nhớ ra chị Trúc. Đúng rồi, em sẽ làm mai chị Trúc cho anh Ngọc. Cả hai cùng độc thân, em sẽ nối nhịp cầu cho đôi bờ gần lại..

Anh Bông kêu lên:

- Anh biết ngay mà. Trong đời em thích hai thứ là làm mai và?cạo gío. Thấy ai độc thân là em nghĩ ngay đến làm mai, thấy ai nhức đầu, ho cảm hay mỏi lưng là em đòi cạo gío, bất kể họ bị vì lý do gì..

Anh Bông hỏi lại:

- Em vừa nói chị Trúc nào nhỉ? Cái bà giáo gìa ở Houston mà chúng ta mới gặp lại cách đây mấy tháng đó hả?

- Phải, chị Trúc ngày xưa cùng xóm, là bạn của cả gia đình em, chị thất tình mối tình đầu rồi long đong đường tình tới khi qua Mỹ mới lấy chồng, rồi thành góa phụ cho tới bây giờ.. Chị cũng là dân đại học sư phạm như anh Ngọc, biết đâu sẽ có điểm tương đồng?

Anh Bông gật gù:

- Chắc thế, tương đồng ở chỗ nhà giáo vừa nghèo vừa khó tính khó nết..

Chị Bông nhớ hôm đến thăm chị Trúc trong khu apartment dành cho người lợi tức thấp, không chồng không con nên căn phòng dù nhỏ bé cũng trống trải cô đơn. Khi chị Bông thương cảm ngỏ ý muốn làm mai cho chị Trúc thì chị dãy nảy lên:

- Chị vừa nghèo vừa xấu thế này thì ông nào dám lấy chị..Thôi để cho chị yên.

- Chị chỉ khiêm nhường thôi, người Việt Nam mình ăn chắc mặc bền, bề ngoài ?nghèo? nhưng vẫn có món vốn trong bank đấy, điều mà không phải người Mỹ nào cùng hoàn cảnh cũng có được.

Chị Bông liền đắc ý nói với chồng:

- Họ còn tương đồng ở chỗ cùng khiêm tốn tự nhận mình xấu và nghèo.

- Người Bắc của em là thế đấy, luôn tự khiêm tốn hạ mình tối đa. Theo anh là ?chảnh chọe? đấy, là ngạo mạn cuộc đời đấy.

- Một người đang hưu non và một người đang hưu gìa, em tin là anh Ngọc và chị Trúc sẽ đẹp đôi lắm đây, từ tuổi tác đến tính tình. Em sẽ có cách cho hai người ?chảnh choẹ? này gặp nhau bất ngờ xem ai chảnh hơn ai .

**************

Chị Bông đã gọi phone mời chị Trúc đến ăn bữa cơm mồng Một tết với gia đình chị. Chị Trúc vui vẻ nhận lời ngay, ngày tết tha hương được gần gũi người thân bạn bè và cũng là dịp chị Trúc đến Dallas thăm gia đình chị Bông cho biết nhà.

Từ Houston đến Dallas mất 4 giờ lái xe, chị Trúc vừa nhút nhát đường xa vừa sợ tốn xăng nên mua vé xe bus Mega gía rất rẻ, cả chuyến đi và về gần 40 đồng, giờ giấc thuận tiện theo ý chị lựa chọn .

Chị Trúc check vé xe bus Mega và ngạc nhiên có lúc gía rẻ tưởng như trò đùa, tưởng như cho không, chỉ 1 đồng cho một chuyến đi từ Houston tới Dallas hay ngược lại nếu chuyến đi khuya một chút. Chị thích chuyến xe đêm chắc sẽ thư thái cả thể xác lẫn tâm hồn nhưng ngại làm phiền người ra đón nên thôi và ?ngậm ngùi tội nghiệp cho xe bus Mega vốn liếng đâu mà lấy gía rẻ bèo thế .

Chị Trúc khởi hành từ Houston lúc 6 giờ rưỡi sáng và sẽ đến bến xe vùng Dallas Fort Worth lúc 11 giờ trưa.

Xe bus Mega mới đẹp, máy điều hoà ấm áp, cả một chuyến xe rộng mà chỉ có 8 hành khách, mỗi người ngồi một nơi tha hồ thoải mái riêng tư. Chị Trúc để túi hành lý ngay ghế bên cạnh và thảnh thơi ngồi ngắm cảnh đường dài, ngắm cảnh chán chị Trúc lim dim ngủ vì buổi sáng thức dậy khá sớm?

Ở nhà, chị Bông lo nấu nướng mấy món ăn cho ngày tết. Năm nào cũng ngần ấy món mà mỗi năm chị Bông tưởng như các món ăn đều náo nức hơn, ngon lành hơn vì ngày Tết đến vì mùa Xuân về. Gà nấu măng, gà nấu đông giò lụa, giò thủ, chả gìo, nem chua củ kiệu, dưa hành đủ cả và dĩ nhiên không thể thiếu món bánh chưng.

Năm nay ngoài người khách thân thiết là anh Ngọc gia đình chị có thêm người khách mới là chị Trúc..

Đúng 10 giờ rưỡi chị Bông gọi phone cho anh Ngọc với giọng cầu cứu:

- Anh Ngọc ơi nhờ anh ra trạm xe bus Mega ở đường X?Grand Prairie đón giùm tôi chị bạn từ Houston đến lúc 11 giờ trưa nhé.. Cả hai vợ chồng tôi đều bận rộn và dở tay không dứt ra được.

Anh Ngọc sốt sắng:

- Vâng để tôi giúp anh chị một tay, tôi sẽ mang khách về tận nhà cho chị. À, nhưng chị ấy tên gì để tôi tìm kẻo bến xe bus đông người chẳng biết ai vào ai..

- Trạm xe bus Mega này không phải là ga xe lửa ở Việt Nam với một biển người chen lấn mạnh được yếu thua đâu, nãy tôi gọi phone hỏi thăm thì chị Trúc nói chuyến xe chỉ có 8 người, và chị Trúc là người Việt Nam duy nhất thì còn lộn vào ai được nữa. Anh không cần biết mặt biết tên vẫn đón đúng người.

Chị Bông giục gĩa:

- Anh đi ngay bây giờ đi kẻo không kịp, xe bus Mỹ chạy nhanh và đúng giờ lắm

Anh Ngọc cuống quýt:

- Vâng?vâng?tôi đi ngay đây.

Đợi vợ cúp phone anh Bông mới hỏi:

- Cỗ bàn em đã nấu gần xong, anh thì ngồi rảnh xem ti vi nãy giờ có bận rộn gì đâu mà em nhờ anh Ngọc khẩn cấp thế? Anh ấy mà chạy xe lạng quạng xảy ra chuyện gì là tội của em.

Chị Bông khiển trách chồng:

- Hôm nay ngày mồng 1 Tết mà anh không kiêng cử gì cả. Em phải làm thế để hai người ?Gặp nhau ở sân ga vắng trong một ngày đầu năm?. Thật lãng mạn..

Nhà anh Ngọc cách nơi xe bus xuống khoảng 30 phút, anh Ngọc đến nơi cùng lúc với chuyến xe bus vừa tới, khi hành khách bước xuống là một phụ nữ Việt Nam, chị đang ngơ ngác nhìn quanh, anh Ngọc đến gần dè dặt hỏi:

- Thưa chị, có phải chị là?

Người phụ nữ không để anh nói hết câu, chị nghênh mặt đi nơi khác, nghiêm trang lạnh lùng:

- Xin lỗi, chắc anh lầm ai rồi, tôi không quen biết anh..

Anh Ngọc đoán chị ta đúng là Trúc, nhưng nhìn cái điệu bộ làm cao kia anh cũng chẳng vừa, cũng mặt nghiêm và lạnh như tiền:

- Xin lỗi, tôi đã lầm cứ tưởng là chị Trúc mà vợ chồng chị Bông nhờ tôi ra đón.

Người phụ nữ thoáng bối rối, vẻ mặt dịu lại:

- Tôi là Trúc?

Vẻ mặt anh Ngọc cũng dịu lại:

- Vâng, vợ chồng chị Bông bận bất ngờ nên nhờ tôi ra đây đón chị.

Bây giờ hai người đối diện nhau, nhìn nhau kỹ hơn. Chị Trúc bị bất ngờ thật, vội vàng vuốt lại mái tóc bị rối bù lên vì chị tựa đầu vào ghế ngủ gà ngủ gật trên chuyến đi:

- Thế mà tôi cứ tưởng chị Bông ra đón?

Anh Ngọc cũng bất chợt đưa tay lên vuốt mái tóc ít ỏi và điểm bạc của mình:

- Tôi tên Ngọc là bạn thân của gia đình chị Bông.

Chị Trúc ngại ngùng thốt lên:

- Tôi xin lỗi anh lúc nãỷ

- Tôi cũng xin lỗi chị lúc nãy, bây giờ thì tôi và chị cũng là bạn bè nhé...

Chị Trúc chịu trận nhìn chiếc áo lạnh đang khoác trên người mình, chị đã chọn cái dày nhất để mặc cho ấm trên chuyến đi, chắc trông chị lù xù và nhếch nhác như một bà gìa.

chẳng lẽ bây giờ chị cởi áo ra thì hình ảnh phút giây ban đầu cũng đã đập vào mắt, in sâu vào đầu người ta rồi.

- Cám ơn anh Ngọc.

Anh Ngọc xách cái túi to và nặng của chị Trúc để vào xe. Hai người bắt đầu tự nhiên hơn một chút, chị Trúc nói:

- Đấy là cặp bánh chưng.tôi mua tặng nhà chị Bông

- Chị thật có lòng với bạn bè, ở vùng Dallas- Fort Worth này chợ Việt Nam bán bánh chưng nhiều lắm.

- Nhưng mỗi nơi, mỗi cửa hàng bánh chưng có cái ngon cái dở khác nhau.

Anh Ngọc cảm hứng kể lể:

- Vâng, chị nói đúng, các hội đoàn, nhà thờ, chùa chiền cũng góp mặt mừng Xuân với món bánh chưng để gây qũy và phục vụ giáo dân, Phật tử. Thế nên bánh chưng có đủ ?nhãn hiệu? cho khách hàng lựa chọn. Tết nào tôi cũng đặt mua bánh chưng từ nhà thờ dù tôi không là giáo dân. Bánh họ gói chắc tay, nếp nhừ nhuyễn, nhân đậu thịt đậm đà, nhưng cũng không quên mua bánh chưng chay để cúng ông bà tổ tiên, mẹ tôi xưa thích ăn bánh chưng chay. Tóm lại tôi ủng hộ cả nhà thờ lẫn nhà chùa..

Chị Trúc thêm vào:

- Vâng, ở đâu có người Việt Nam mình thì có món bánh chưng ngày Tết. Ở Houston có một cửa hàng bán bánh chưng rất ngon nên tôi mang làm qùa.

Chị Trúc chợt áy náy giá mà chị biết tình huống gặp anh Ngọc thế này thì đã mua thêm bánh chưng làm qùa rồi và nhất là để chuộc lỗi lúc nãy?.

Hai người nói chuyện lan man về Tết, từ bên Mỹ rồi ngược dòng qúa khứ về những cái tết xa xưa nơi Việt Nam. Cuối cùng cả hai cùng biết nhau là đồng nghiệp dù mỗi người tốt nghiệp đại học sư phạm thời điểm khác nhau. Họ cùng nhắc lại mái trường xưa, các thày cô cũ. Nửa tiếng trên đường về hình như qua nhanh, anh Ngọc và chị Trúc đã cảm thấy quen nhau nhiều hơn.

Anh chị Bông nghe tiếng xe đậu ngoài sân vội chạy ra đón khách.

- Mời anh Ngọc và chị Trúc vào xông nhà và đón mừng năm mới

Anh Ngọc và chị Trúc cùng đáp lễ:

- Chúc mừng năm mới

- Chúc gia đình anh chị Bông sang năm mới luôn sức khỏe và hạnh phúc.

Chị Bông ước ao:

- Giá mà có pháo thì vui nhỉ, vừa mừng Xuân vừa mừng đôi khách. Tết năm nay nhà tôi thật là ấm cúng.

Chị Bông dẫn chị Trúc vào phòng để thay quần áo. Chị Trúc trách nhẹ:

- Sao chị nhờ anh Ngọc ra đón mà không cho tôi biết? khi bước xuống xe mặt mũi tôi đã bơ phờ, đầu tóc và áo quần thì bù xù cả lên, đã thế tôi còn ra vẻ cao giá vì tưởng kẻ lạ lân la làm quen với mình. Thật là ngượng ngùng..

Ở ngoài anh Ngọc cũng than nhẹ với anh Bông:

- Mấy hôm nay tôi quên nhuộm tóc, đã gìa càng thêm gìa thêm tiêu điều gặp khách lạ thật ngại qúa..Lần đầu tiên gặp mà hình ảnh này thì chẳng đẹp tí nào.

Bữa cơm đón mừng năm mới bắt đầu, hai người khách của chủ nhà lại được dịp nối tiếp chuyện trò.

Chị Bông đã bóc bánh chưng Houston ra đĩa, gắp miếng bánh chưng ăn anh Ngọc phải khen:

- Tôi là dân sành điệu bánh chưng, chấm điểm bánh chưng Houston của chị Trúc rất ngon..

Chị Trúc hài lòng:

- Tôi đã ăn thử nhiều hiệu bánh chưng và ?cũng chấm hiệu này đây. Chỉ tiếc là ở Mỹ không có lá dong tươi thì bánh chưng này đúng là hương vị Tết Việt Nam.

Chị Bông hoan hỉ:

- Thì ra cả anh Ngọc và chị Trúc cùng sở thích một loại bánh chưng. Hãy còn một cái bánh chưng Houston đây, tôi thay mặt chị Trúc biếu tặng anh Ngọc..

Anh Ngọc trân trọng:

- Cám ơn hai chị, ngày mai mời anh chị Bông và chị Trúc sang nhà tôi ăn tết mồng hai và chúng ta lại tiếp tục thưởng thức bánh chưng Houston này.

Chị Trúc bối rối dấu niềm vui:

- Vâng, tôi rất hân hạnh được anh mời ăn Tết.

Chị Bông ghé sát tai chị Trúc nói nhỏ:

- Ngày mai chị sẽ diện đẹp lên để gỡ lại hình ảnh xơ xác ban đầu lúc gặp nhau ở sân ga vắng nhé.

Anh Bông cũng thì thầm bên anh Ngọc:

- Thế là anh vẫn còn cơ hội nhuộm lại mái tóc phong sương để ngày mai tạo hình ảnh mới với khách vừa quen nhé.

Anh Ngọc bối rối quay sang nói với chị Trúc:

- Nói trước để chị Trúc?đừng chê, tôi không biết nấu nướng gì. Năm nào cũng như năm ấy một con gà luộc?.

Chị Bông nhanh nhẩu chen vào:

- Biết rồi , và thịt heo quay với giò lụa, giò thủ, củ kiệu, bánh chưng mua ngoài chợ. Chúng tôi đã nhiều lần khuyên anh Ngọc lấy vợ để nhà cửa bếp núc ấm cúng và ?có người cạo gío cho anh.?

Anh Ngọc lập lại câu than thở cũ:

- Tôi vừa già vừả

Chị Bông lại nhanh nhẩu chen ngang:

- Biết rồi, vừa gìa vừa xấu vừa nghèo chứ gì? chị Trúc cũng than thở y chang như anh. Thật là đồng điệu và tri kỷ, ở hai nơi khác nhau sao lại có hai người giống nhau đến thế, từ sở thích bánh chưng đến những câu than thở thấy mà thương..

Anh Bông rót rượu ra từng ly và mời khách:

- Chúng ta cùng uống mừng Xuân và mừng cho đôi tri kỷ anh Ngọc chị Trúc.

Chị Bông rộn rã:

- Và chào mừng cho ngày mai mồng 2 tết chúng ta sang xông nhà anh Ngọc. Năm nay anh Ngọc sẽ đón thêm một người khách mới, anh đón Xuân vào nhà thật tưng bừng hơn những năm trước nhé.

Anh Ngọc nhìn chị Trúc bắt gặp chị cũng đang mỉm cười nhìn anh, anh thấy người phụ nữ này tươi đẹp lung linh hẳn lên, không biết vì men rượu vừa thấm hay vì cặp kính cận đã chiều chủ nịnh chủ.

Bữa tiệc đón Xuân hôm nay thật vui và anh tin chắc là bữa tiệc đón Xuân ngày mai tại nhà anh sẽ là niềm vui tiếp nối


Nguyễn Thị Thanh Dương


Mục Lục


2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ)

Tình Hoài Hương







Vì lý do kỹ thuật, xin tạm nghỉ 1 kỳ. Chân thành cáo lỗi cùng độc giả .




Tình Hoài Hương

Mục Lục


3. Gánh Xiếc Cuộc Đời


Vành Khuyên


Anh yêu em.

Nghe ba tiếng đó ôi dịu dàng làm sao! Nó xóa đi được bao cảm giác khó chịu, bực bội mà giúp con người trở về với thiên đàng tình ái. Tôi nhớ thời son trẻ của mình, tôi chưa nghe ba tiếng đó từ một người đàn ông mà đã muốn chết trong vòng tay anh ta rồi, huống chi mà nghe anh ta nhắc lại nhiều lần chắc là tôi chìm trong tình yêu của anh ta dù có giả dối đến khó mà tìm đường ra quá.

À đúng đó. Ba tiếng anh yêu em kỳ diệu lắm, biến tôi từ thành thật ra dối trá, từ hiền lành ra dữ dằn, từ chân chất ra thâm độc.

Không, là cuộc đời thôi, chả phải tại ba cái tiếng êm đềm đó đâu.

Uk Sally là người học cùng lớp thư viện với tôi tại Trung Học Văn Hóa năm đó. Chị chắc người Miên hay sao mà đen đen, giọng Việt cũng không chuẩn lắm. Tôi là dân trung trung trong lớp. Trung trung hiểu theo cái nghĩa không nhỏ hơn mấy ai cũng không lớn hơn bao nhiêu người. Ai tôi cũng hỏi tên, gọi tên cho quen thuộc, khỏi chị em gì cho mệt. Bà Uk có lẽ nghĩ tôi hơi hổn, cho bà ấy ngang hàng, kêu ai cũng bằng tên nên ít nói chuyện với tôi lắm.

Tôi khấn trời, kệ, ghét tôi kệ, đừng hại tôi được à, cho tôi học qua mấy năm ở trường trung học này, sau đó tốt nghiệp ra trường kiếm đủ tiền sống thôi..

Vậy mà đâu có. Hễ tôi ngồi đâu ;à chị Uk ngồi chung đó. Năm đó đám con trai không thích chơi với tôi mấy vì họ nhỏ hơn không. Dù họ rất vui vẻ và hoạt bát còn tôi thì chỉ nghiêm nghị. Điều gì họ bàn, họ nói trúng ý tôi thì tôi cười ké. Tôi không thích tham giagì với họ, cũng không bày trò thì không chung băng với họ rồi.

Lạ!, vậy lấy gì cho Uk thích ngồi chung với tui chớ.

" Em có thấy Nhơn nó thích em không? " Uk nhìn tôi thành thật.

Tui hết hồn, bụng thầm chửi UK nhiều chuyện, tỉnh bơ " Nhơn là thằng nào Uk? "

" Bên kia kìa,nhìn qua mà xem , nó đang nhìn em kìa ". Theo phản ứng tự nhiên, tôi nhìn qua thì bên kia có cha nội đang ngó tôi thật. Uk ma quỷ thiệt, cái gì cũng để ý.

Tôi lãng với Uk " Kệ nó chớ, chưa đụng, chưa biết !".

Uk người lớn với tôi " Chờ đó mà coi nha !"

Tôi hơi khựng, ý Uk là sao đây , kỳ lạ , coi cái gì chớ...

Vậy mà...

Tôi cũng chẳng còn nhớ tôi và Nhơn đã quen nhau ra sao. Nhưng nghĩ mà coi, tôi, con nhà cũng đàng hoàng, nhan sắc và tính tình cũng đâu tới nổi tệ, vậy mà bị người yêu đầu đời đá lên đá xuống, on off hoài trong 4 năm. Tôi chán cái cảnh ngồi chờ anh ta đến làm hòa tận cổ, chưa bắt gặp anh ta đi với cô khác thôi chứ còn là với tôi thì tình yêu với anh ta tệ vô cùng rồi. Tôi đã từng ước chi tôi yêu được người khác, vậy là Nhơn ngang xương nhảy vô.

Nhơn cho tôi cái cảm giác yêu súc vật tôi chưa từng có. Tôi lớn lên trong gia đình không chó, mèo gì trong nhà. Con chó của Nhơn như một người bạn, quấn quít tôi như chủ nó làm tôi thấy mình quan trọng trong cuộc đời hơn.

Tôi đã quên Uk và lời nói của chị ta. Tôi đến với Nhơn bằng tấm lòng và tình yêu chân thật.

Năm thứ nhất trôi qua, tôi chán cái cảnh vừa học vừa chơi ở trường Trung Học Chuyên Nghiệp. Tôi bỏ trường đang học để thi lại đại học cho có tương lai hơn. Những ngày học thi, tôi nhớ Nhơn và lớp cũ vô kể, mỗi lần lại thăm lớp, tôi ngạc nhiên khi thấy Uk bao giờ cũng chung bàn với Nhơn.

Tôi ghen hỏi Nhơn hậm hực " Làm gì ngồi gần bà Uk hoài vậy? "

Nhơn tỉnh bơ " Bả thích thì bả ngồi, ai cấm, à mà bả cho bao nhiêu đứa mượn tiền lấy lời đó nha, đứa nào không làm gì bả muốn là bả đòi lại liền á".
Tôi ngớ người ! Uk ngon vậy sao? Hèn gì mỗi lần Uk nói gì tôi khựng lại vì ngạc nhiên thì tôi nhìn xung quanh thì đều thấy một sự ngượng ngập, im ắng..

Tôi vẫn vô tư, tôi tin vào câu trả lời của Nhơn, đang yêu tôi đâu có cần biết gì khác nữa.

Từ ngày không có tôi trong lớp, có lẽ Nhơn tự do hơn nhiều dù vẫn đúng hẹn với tôi. Bạn bè tự nhiên như không nhìn thấy tôi, hay nói lãng qua chuyện khác khi tôi tới trường và hỏi tại sao Nhơn không có ở lớp. Tôi thắc mắc lắm nhưng cứ cho đó là chuyện bình thường cho qua ngày qua tháng.

Tôi quan sát Uk kỹ hơn, Nhơn kỹ hơn cũng chẳng tìm ra cái gì liên quan giữa hai hình ảnh đó.

Tôi vẫn vui bên Nhơn, vẫn nhận những lời dịu ngọt, những mơn trớn của Nhơn mà vui sống dù chưa bao giờ nghe Nhơn nói ba tiếng Anh yêu em.

Tự tôi cho giữa tôi với Nhơn là tình yêu thì nó là tình yêu rồi. Cần gì hơn? Tôi đang cần tình yêu của Nhơn như cá cần nước, nước trong nước đục, tôi làm sao mà lường được hay có thể tôi chưa đủ suy nghĩ để màng tới. Tôi chỉ biết tôi đang bơi trong cái vũng tôi tự cho là nước.

Ngày cả lớp họ ra trường, tôi mắc thi chẳng dự, tôi không thân với ai ngoài Nhơn và còn nhớ Uk như một người quen thôi.

Thư viện quốc gia chiều hôm đó thật vắng người, tôi không hẹn với Nhơn chiều đó vì phải vào đọc sách viết bài luận thi chính trị cuối khóa. Ngồi bên cầu thang đi lên cửa chính, gió mát rượi, tôi sảng khoái, đọc chữ nào vô chữ đó.

Khi bài đã gần xong, tôi ngoáy đại thêm vài hàng rồi ra sớm hơn dự định đi tìm Nhơn, muốn làm Nhơn ngạc nhiên về sự có mặt của tôi trong ngày ra trường.

Nhìn lại đã 5h, họ đã tan hơn nữa tiếng rồi, tôi vẫn theo thói quen về con đường vẫn hẹn.

Bên kia đường, Nhơn, Uk và nhóm bạn cũ cười nói, tôi giật mình khi thấy Nhơn và Uk nắm tay thân thiết lắm. Tôi quay xe lại chạy nhanh tới hớt hải thì họ buông tay ra ngay. Tôi á khẩu, không nói gì, đạp xe như con điên theo chiều ngược lại, cả đám bạn bè cũng không ai cần gọi..


Trâm,

Xin lỗi em, Uk và anh rất yêu nhau, Uk nói gia đình em giàu, may ra anh chơi với em sẽ có lợi hơn. Nhưng anh không nghĩ vậy, cuối cùng quyết định nói với em về anh và Uk để em thấy dễ chịu hơn. Đừng trách anh. Cuối cùng anh đâu có dối gạt gì em đâu.

Chỉ là xin lỗi em phải mất 2 năm anh mới nhận ra anh không thể thiếu Uk và chấm dứt với em sớm hơn.

Tha lỗi cho anh , chúc em may mắn.

Nhơn.


Từ sau ngày đọc lá thư ấy, tôi không còn biết gì về Nhơn và Uk. Thế cũng xong một chuyện tình.

Đời với tôi từ đó là một gánh xiếc. Xiếc thiệt đó! Người này bảo người kia đu, leo, làm theo ý họ muốn. Có những người chưa từng biết mình phải làm gì cứ làm y chang như người khác nói rồi có ngày lại hối hận và cho là còn kịp.

Không, ai muốn ra sao thì ra.

Tôi, tuyên bố không tham gia gánh xiếc nào trong đời thường nữa.

Tôi vẫn thật với mình, vẫn tin mình sẽ sáng suốt nhận ra tình yêu thật, dù biết rằng lòng tin của tôi có khi lại đẩy tôi vào gánh xiếc khác.

Người đời ơi, không, đừng làm xiếc ! Đừng nhé! Đừng nhé.

Vành Khuyên



Mục Lục


4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài)


Phan Thái Yên




Chương cuối (tiếp theo).

Tiếng Eidan khóc trở giấc vọng ra. Jeanette ẳm cháu còn nhè ngủ trên vai bước ra hiên nhà.
- Eidan hư lắm! Thức dậy không thấy bố mẹ là khóc đòi ngay. Nín đi, mẹ bồng. Bố Khang đi làm sắp về biết con trai khóc nhè bố không thương đâu.
Dì Nữ ẳm con bước vào nhà trong.
- Huy với bạn gái giờ ni chắc đang ?enjoỷ khách sạn năm sao. Sáng mai cháu nhớ gọi nhắc Huy sửa soạn để kịp ra cù lao Chàm thăm quê.
Đôi tình nhân ngồi bên nhau trong tiếng nhạc trầm buồn huyền quyện vào đêm. Đăng nhắm mắt thả hồn theo tiếng nhạc. Jeanette thoáng nhìn anh rồi thả mắt về phía đầm sông ngút ngàn trăng nước giao hòa. Triền dốc chúi dài xuống bờ nước nghiêng nghiêng bóng trăng lay lắt vô vàn khiến nàng tưởng chừng như đang chênh vênh trên đầu ngọn sóng. Kỷ niệm những lần theo mẹ đi tắm biển đêm ở quê nhà Santa Barbara thời thơ ấu chợt trở về khiến mắt nàng cay. Jeanette đưa tay lên má lau giọt nước mắt vừa rơi. Đăng ôm quàng người yêu tựa vào vai mình.
- Nhớ nhà rồi sao, cô bé!?
Jeanette ngước nhìn Đăng.
- Nhạc nghe buồn quá, làm em bất chợt nhớ mẹ, rồi nhớ tới bài hát mẹ vẫn thường nghe mỗi ngày.
Biển ngày xưa, đêm trăng sáng. Thuở mẹ sinh thời theo chồng phiêu dạt từ New Orleans tới ở yên nơi vùng biển xanh cát trắng này. Giữa sóng vỗ rạt rào bà ngồi nghe tới nghe lui bài The House of the Rising Sun. Tiếng đàn thùng rớt rã rời lên âm giai organ trầm buồn, đặc quánh giọng ca thở than về những cảnh đời tuổi trẻ nát tan? There is a house in New Orleans. They call the Rising Sun. And it's been the ruin of many a poor boy. And God, I know Ím one. My mother was a tailor. She sewed my new bluejeans. My father was a gamblin' man. Down in New Orleans? Oh mother tell your children. Not to do what I have done . Spend your lives in sin and misery. In the House of the Rising Sun? Well, I got one foot on the platform. The other foot on the train. Ím goin' back to New Orleans. To wear that ball and chain? Có một ngôi nhà như thế ở New Orleans, người ta gọi là Rising Sun. Chốn điêu tàn của đám trẻ khốn cùng, và Chúa ơi! tôi biết mình cũng là một đứa trong bầy. Mẹ là thợ may, bà từng may cho tôi những chiếc bluejeans mới. Còn cha là một gã bạc bài, vùi chôn đời mình ở New Orleans. Mẹ ơi, hảy bảo các con của mẹ đừng bao giờ làm điều con đã dẫm qua. Sống đời tội lỗi, khốn khó trong ngôi nhà Mặt Trời Mọc, the House of the Rising Sun... Thôi đành, một chân bước xuống thềm ga, chân kia còn trên toa tàu, tôi quay về lại New Orleans, về tra chân mình vào mớ xích xiềng...
Đăng ngồi xúc động lắng nghe chuyện thời thơ ấu của người yêu.
- Còn anh, lời ca những bài bài hát anh vừa nghe chắc là hay và cảm động lắm?
Đăng gật đầu. Anh cũng nhớ tới mẹ vẫn thường nghe những bài hát của TCS lúc bà im lặng làm việc, mắt nhìn ra khu vườn hoa lá xanh tươi, góc Đông Phương của cha mẹ trên vùng đất kiều cư tận vùng Bắc Mỹ. Đăng bâng khuâng nghĩ tới biết bao nhiêu gia đình trong biết bao nhiêu quốc gia trên thế giới đã cùng hát cùng nghe những bài ca cùng một thời tuổi trẻ.
Lời ca như mây kéo về tràn đầy khung trời kỷ niệm? Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo. Mùa xanh lá, loài sâu ngủ quên trong tóc chiều. Cuộc đời đó lửa đem tiếng ca lên như than phiền. Bàng hoàng lạc gió mấy miền , trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm.
Người nghe hầu như ai cũng tìm thấy bóng dáng mình trong cõi nhạc nhị nguyên bơ phờ quằn quại, nhật nguyệt lửng lơ của họ Trịnh. Những mảnh đời sum họp chia phôi, tìm kiếm lạc nhau, tìm quên trong nỗi nhớ trên từng nẻo phố gần xa mai một biển dâu? Người tìm đến với bước chân âm thầm mùa hạ. Từng cơn mưa trút lá và dòng sông cuốn đi. Tay hư vô đốt nến chiều chơi vơi lên cao. Rồi dòng sông cũng mang theo tên người vào huyền thoại. Tay hư vô che dấu chiều qua truông mây sâu. Rồi tình yêu cũng qua mau chia người một bãi sầủ
Jeanette trìu mến nhìn người yêu. Đôi mắt anh trở nên xa xăm lúc hát. Tiếng hát thiệt thà nghe bình thường mà thích đến lạ lùng. Nghe như tiếng lời kể lễ, trần tình của người bỏ đi xa từ lâu đang trên lối tìm về cội rễ, lạc lõng âm thầm.
- Đăng hát rõ lời đã giúp em nghe thêm được phần nào lời ca. Còn hiểu rõ thì không, tuy có cảm nhận được nỗi buồn phiền thật sâu lắng của bài hát.
Đăng cười nhìn người yêu.
- Trong lớp tiếng Việt em học giỏi hơn anh mà ? Anh vẫn nghĩ là em đã ?ngộ? được hết ý lời trong những bài hát này. Anh nghe mãi từ khi còn bé nên thuộc lời lúc nào không hay, nhưng hiểu hết ý tứ thì chắc ?còn khuya. Đăng cười lớn hơn lúc nhìn nét nhíu mày của Jeanettẻ Còn khuya nghĩa là còn lâu lắm, hay gần như không bao giờ.
Jeanette gật đầu, hiểu ra.
- Vậy là đồng nghĩa với Tết Congo, phải không anh?
Tiếng cười khúc khích của đôi tình nhân hạnh phúc chừng như chạm thấu tới vòm lá ngô đồng khẻ lay động trở mình.
Đêm hạ vàng ánh trăng. Trời đất giao hòa, hồn người tưởng muốn tan loảng vào trăng nước không một phân lìa. Cô gái chợt cảm thấy thật gần gủi với với vùng đất này. Nàng bất giác ôm chặc lấy người yêu, cuộn người vào nỗi hạnh phúc mới mẻ đang trào tới, ấm áp dịu dàng. Trước chuyến đi, lần về thăm gia đình ở Santa Barbara, bên mộ mẹ nàng đã giãi bày với người những điều nàng chưa dám nói với cha về tình yêu của nàng với một thanh niên Việt Nam. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam chấm dứt từ năm bảy lăm nếu xét theo lẽ thắng bại thường tình. Nếu xã hội Việt Nam hậu chiến vẫn hằn sâu nét phân ranh kẻ thắng người bại, kẻ được người thua, thì gia đình nàng ở Mỹ cũng thế. Anh em hai phía mẹ cha vẫn còn âm ỉ xung đột. Mỗi lần nhìn thấy ngón tay trỏ bị chặt đứt của người cậu lớn hay ống tay áo phất phơ của người em trai kế mẹ, nàng biết lằn phân ranh vẫn còn đó. Hai anh em vẫn chưa làm hòa với nhau sau mấy mươi năm chiến tranh bên kia Thái Bình Dương đã tàn cuộc. Người anh phản chiến, tự hủy hoại thân thể chặt đứt ngón tay lảy cò súng, trốn qua sống bên Canada gần suốt tuổi thanh niên để khỏi đi lính qua Việt Nam bắn giết đàn bà, trẻ thơ vô tội như ông vẫn tin tưởng. Cậu Út hăng hái đi lính, tình nguyện ở lại thêm mấy lần thay quân. Ngày trở về, một cánh tay bỏ lại chiến trường đâu đó trong một cánh rừng Đông Dương xa xôi và chạm mặt đớn đau với sự ruồng bỏ khinh khi của xã hội, anh em trong gia đình ở Mỹ.
Gia đình bên cha cũng chẳng kém phần sóng gió. Là một sinh viên giỏi ở Đại học Berkley, cha khôn ngoan tham gia phong trào phản chiến, chầy cối tìm cách hoãn ngày trưng binh để tiếp tục việc học. Người em trai duy nhất của cha thì chấp nhận đi quân dịch qua Việt Nam rồi bị mất tích chỉ sau vài tháng ngoài chiến trường. Cha thế là được chính thức hoãn dịch vì lý do con trai một trong gia đình. Hài cốt người em mãi đến giữa thập niên tám mươi, thời tổng thống Reagan, mới được khai quật tìm thấy và thử nghiệm mang về từ khu vực vùng núi cẩm thạch gần Đà Nẵng. Bà nội thương con trai út chết hẩm hiu vắn số nên thường quay qua hờn trách cuộc đời suông sẻ, thành công của con trai lớn. Cha cũng mặc cảm không kém về thời gian tham gia phản chiến của mình, nhưng cái nhìn không thiện cảm về con người và đất nước Việt Nam của ông thì vẫn thế.
Đăng bàng hoàng nghe chuyện nhà của người yêu. Anh hỏi thăm Jeanette thêm về cái chết của người chú. Di thể ông được được phát hiện trong một hang núi gần bản doanh của sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ngày trước. Có thể ông bị quân đội cọng sãn miền Bắc bắt được lúc họ tấn công quân Mỹ vào dịp Tết Mậu Thân, rồi bị giam cầm trong hang núi tới chết.
- Ngày mai mình nói chuyện này với dì Nữ, thế nào dì cũng có ý kiến hay. Anh đoán chừng hai hôm trước lúc mình đi từ Đà Nẵng về Hội An biết đâu có đi ngang qua đó mà không hay.
- Em mong sao có tin lành mang về cho DeeDee. Grandma vẫn đau buồn sau gần bốn mươi năm. Trong phòng DeeDee chỉ độc nhất một tấm hình của chú trong quân phục với hàng chử ?Love from China Beach?. Grandma mà thấy hình em chụp nơi chú nằm xuống chắc là vui lắm. Như một dấu chấm hết. Một chung cuộc âu sầu bà đành phải chấp nhận.
- Anh tin chắc là dì Nữ sẽ giúp em làm được việc này.
Jeanette gật đầu cả quyết.
- Em cũng tin là như thế. I can feel it!
- Vậy còn thằng bồ Việt Nam trời đánh của em thì sao? Liệu cha có chấp nhận không?
Nàng cười lớn khi nghe Đăng bởn cợt, rồi nghiêm trang nhìn người yêu.
- Not for him to decide! Dì Nữ bây giờ là idol của em với triết lý sống tuyệt vời. Chấp hết và sống thương đời.

(còn tiếp)

Phan Thái Yên


Mục Lục


5. Hiên Đời Em Trú Ngụ


Nthavy


1.
Mickey... Mickey... Oh Lạy Chúa Tôi, xin giúp con, giúp đứa con trai con!"... nước mắt ràn rụa ,nàng giơ tay lên khoảng không, ngã quỵ trên sườn núi, nàng quỳ tuyệt vọng nhìn đứa con trai thân yêu bé nhỏ của nàng đang lăn tròn như trái banh xuống dưới kia, cứ thế mà lăn... thân thể cuả Michael chạm vào những bờ đá lởm chởm và hun hút sâu là bờ hồ rộng mênh mông, bàn tay cuả Michael cũng giơ lên như đang hy vọng được cứu vớt... Hoảng hốt, miệng thì kêu la và nức nở nàng quay nhìn chung quanh tìm kiếm... Nàng thấy bố cuả mình, cũng đang thất sắc, một tay đưa lên trời như cầu xin Thượng đế ban ơn cưu' giúp và vừa cầm chiếc cell phone như đang gọi ai đó. Bóng dáng người đàn ông đang ở giữa khoảng dốc, khuôn mặt mập mờ người đang giúp kéo Michael lên nhưng đã hụt tay, nên bé Michael bị rơi. Người đàn ông cũng hốt hoảng... bàng hoàng không kém... Miên Hạ khóc lóc kêu "Có ai có ai cứu giùm con tôi không? Trời ơi... Trời!!"

Miên Hạ hét lớn và giật mình choàng tỉnh, cùng lúc ấy vòng tay ấm áp ôm trọn nàng và thủ thỉ bên tai "It's alright dear... shuyttt. I am here for you. It's just a dream, sweetheart" (Không sao đâu bé con, Anh đang ở bên em. Đó chỉ là một giấc mộng thôi, em yêu dấu). Thút thít Miên Hạ rúc vào khoảng ngực bình yên của Phillip... Oh, thì ra chỉ là cơn ác mộng.

Thở hắt ra một hơi dài, Miên Hạ hoàn hồn và nhìn mình đang nằm trên giường trong một căn phòng quen thuộc, bên cạnh là người đàn ông có khuôn mặt cuơng nghị như pho tượng Hy Lạp với đôi mắt xanh thẳm tựa lòng đại dương đang lo lắng nhìn nàng vỗ về... Miên Hạ khoác vội chiếc áo choàng và chạy qua phòng bên, Michael đứa con trai 16 tuối của nàng đang hồn nhiên trong giấc điệp. .. nhìn trên giường cậu bé cũng còn vài con thú nhồi bông: con cá voi Toe mà cậu có từ lúc đi Seaworld lúc lên 3, con khỉ Doe, con gấu Moe trúng trong buổi hội chợ tết và khuôn mặt toe toét của chú hề Poe đang lăn lóc dưới chân giường, cúi xuống nhặt Poe lên bỏ nằm cạnh Michael... nàng nghĩ thầm "thằng bé còn con nít quá. 16 tuổi vẫn còn giữ mấy con thú xa xưa".

Tiếng ngáy nhẹ nhè của con thanh thản và ngây thơ lạ, Michael vưà trổ mã cao nên dáng nằm chiếm hết khoảng cuả chiếc giường fullsize... lún phún những sợi râu mép và trên cằm, Michael hết còn là cậu bé lên năm lên bảy vòi vĩnh mẹ nữa... nhìn con chìm đắm trong giấc ngủ, nàng thở phào nhẹ nhõm và bước lại gần hôn lên trán con và rón rén quay trở lại phòng mình.

Phillip đang chờ nàng với ly nước trà nóng trên tay và đưa nàng khẽ bảo "Cưng à, uống miếng nước này sẽ giúp cưng bình tĩnh hơn, tội nghiệp bé cưng của anh, em có ác mộng hoài gần đây". Miên Hạ lẳng lặng không nói và khẽ gật đầu như lời cám ơn nâng ly nước uống, hương thơm mùi trà hoa nữ và vị ấm lan tràn vào thân thể nàng... nhè nhẹ nàng từ từ tập thở và giật mình nhớ ra đã khá lâu, rất lâu lắm hơn 10 năm, lần đầu tiên nàng thấy bố mình vế trong giấc mơ, một giấc mơ hãi hùng. Giọt nước mắt lăn dài xuống... Phillip đang nằm trên giường và chống cằm nhìn Miên Hạ lo lắng,và từ từ ngồi dậy ôm vai nàng, im lặng vỗ về...

Ngoài kia tiếng gió như đang rít ngoài hiên nhà, phọc phạch cây lá chạm nhau và ánh trăng rằm còn rực rỡ nghiêng ngoài khung cửa biêng biếc xuyên vào phòng... như những con trăng thượng tuần của những ngày hạ xưa năm cũ, những gợi nhớ xa xăm thoảng về, rúc mình vào nằm cạnh bên Phillip tim hơi ấm của chồng, như thấu hiểu tâm trạng nàng, Phil nói khẽ "Trăng đẹp qúa sắp tròn to rồi đấy, nếu tối mai anh có thế về sớm, anh sẽ đưa em đi biển nhé cưng. Trăng thường làm em vui và em thích ngắm trăng ánh bạc màu trên bãi biển Anh yêu em, gắng ngủ lại đi nhé kẻo lại mệt đấy".

Lặng im nàng choàng tay qua ôm chàng, thân thể nàng gọn lỏn trên thân thể chồng. Lắng nghe tiếng thở đều hoà của chồng hắt vào một bên khuôn mặt nàng. Quay nghiêng ngắm nguời đàn ông phương tây, nàng biết rằng chắc chắn trên đời này không ai có thể yêu nàng nhiều như người đàn ông này, người lớn hơn nàng những 15 tuổi, ở Phil nàng tìm thấy một sự bình yên tuyệt đối và không đòi hỏi. Gần 5 năm làm vợ Phil, thực sự nàng đã có những khỏang đời an nhiên giản dị như những căp vợ chồng già lâu năm... Phil như là một người bạn đồng hành mà không cần phải có những suy tư lãng mạn rung cảm... đó có phài là bến đậu bình an? Nàng còn nhớ khi chỉ gặp ông đúng 1 tháng 2 tuần lễ, sau đó bất ngờ bằng lời cầu hôn sau một buổi tiệc sinh nhật, ông đã đưa nàng về nhà với chiếc nhẫn trên tay... và cũng bất ngờ nàng đã nhận lời không cần suy nghĩ... Phil vào đời nàng như một cứu cánh như chiếc phao để nàng bám víu mà nàng đã tìm thấy ở ông là chiếc võng đủ rộng chỗ cưu mang hai mẹ con nàng...

Cuộc sống có những hạnh ngộ thật bất ngờ, có những niềm vui đến không hề báo trước, có những hạnh phúc không chờ không đợi bỗng một hôm trở về như mơ... nàng cũng đã từng ngạc nhiên về mình là đã mở lòng ra đón nhận yêu thương cuả một người đàn ông khác tiếng nói và chủng tộc khác biệt...

Bàn tay cuả Phil rờ rẫm trên lưng xoa xoa nhẹ và đôi mắt vẫn nhắm nghiền... mê đắm... sau khi đuợc hưởng cái kỳ thú trong đời sống chăn gối vợ chồng...

Nhìn chàng, Miên Hạ nhớ thời gian đầu quen, ánh mắt kỳ bí luôn ngó Miên Hạ cười mỉm và gật đầu khẽ chào nhau khi nàng bước chân xuống cái spa ở một câu lạc bộ tập thể dục thế thao cuả thành phố...

Sau này chàng kể cho nàng nghe về cuộc gặp gỡ đâu tiên đó chàng bảo là sự nhỏ nhắn và đôi mắt bồ câu buồn rười rượi và có nét mệt mỏi của nàng đã gây sự chú ý và ám ảnh tâm trí ông thường xuyên mà ông đã từng lúng túng không biết làm sao để mở lời làm quen với nàng và sợ là nàng sẽ từ chối...

Ở nàng, Phil thấy nàng như một thánh nữ bé bỏng lạc loài xuống nhân gian. Mái tóc dài đen muợt thả lưng chừng lưng... như giòng sông bí hiểm mênh mang mà chàng nghĩ là mình sẽ không bao giờ được bơi lội trong đó...

Chàng rất thích có nàng gọn lỏn trong lòng và thích vuốt những lọn tóc hoặc thích thú dùng luợc chải muợt mà mái tóc nàng vào những buổi tối như là một thói quen cần thiết mà chàng mê say vuốt ve và vùi khuôn mặt mình vào đó hít hà hương hoa lan trên tóc của nàng...

Miên man nàng cứ trằn trọc và suy nghĩ về giấc mộng và tâm trí nàng cứ mênh mang với ký ức xưa...

Giấc mộng quẩn quanh trong trí nàng, về Michael, về ba nàng và khuôn mặt mờ mờ ảo ảo của người đàn ông hiện diện trong giấc mơ, có phải chăng đó là bóng cố nhân, một khuôn mặt mà nàng muốn quên mà vẫn không mờ phai được dù bao năm tháng... Michael hiển hiện đó, có những nét giống như khuôn đúc,ở cái sóng mũi thẳng, ánh mắt dài lẳng lơ, làn da đậm màu mật ong... Có phải chăng đến lúc nàng phải nói sự thật cho Michael biết về người cha ruột của con mà bao nhiêu lần nàng bao lần tránh né khi Michael hỏi tới. Chỉ còn một tuần nữa, tháng tư này thì Michael sẽ thêm một tuổi và chẳng bao lâu đứa con trai này sẽ đủ lông đủ cánh bay khỏi vòng tay của nàng, chép miệng thở dài "Đã đến lúc, đành thế thôi".

Sinh nhật Michael cũng là tháng buồn của đời dân tị nạn, muà khoác áo quốc tang chung của những người Việt lưu vong, dường như mãi còn là một vết thương chưa lành, một nỗi kinh hòang mỗi khi nhớ lại muà bão lửa như còn hiễn hiện trong ký ức, những cuộc hành trình vượt trùng dương vô hạn định sau đó... Có phải những lá cờ vàng tung bay trên phố Bolsa như một chứng minh hùng hồn dù chân trời góc bể dòng máu Việt và trang sử vàng son vẫn mãi còn... những lá cờ rũ xuống như tưởng niệm những oan hồn tử sĩ đã hi sinh hay chôn vuì nơi trại học tập hoặc những sinh linh chôn thây trong những trận cuồng phong bảo tố vượt biển tìm tự do, mà trong đó nàng là một trong những nạn nhân khi nàng và anh hai được bà nội trả 20 cây vàng để đưa hai anh em đào thoát... Miên Hạ còn nhớ lời bà nội dặn dò: "Hai anh em qua bên đó gắng chăm lo học, chăm sóc cho nhau, sống xứng đáng con cháu gia đình họ Phạm và nhớ rằng ba con một người có chí hướng và đang đi cải tạo ở miền bắc... bà phải ở lại thăm nuôi ba con và gìn giữ miếng đất của ông bà để lại chờ ba con về". Rời Sàigon ra Vũng Tàu, người ta đưa hai anh em lên trên một chiếc thuyền cỏn con lúc nửa đêm cùng với 7 người khác, độ chừng 1 tiếng ra đến chiếc tàu lớn,có gần 100 người lúc nhúc đươc xếp như cá hộp. Người chủ tàu mua bãi của công an để tố chức chuyến đi cả gia đình ông và một số bạn bè. Với kiến thức đơn sơ của một người lính thủy và một cái địa bàn, lênh đênh trên biển cả 10 ngày, thức ăn gần như cạn, nước uống càng hiếm hoi hơn. Miên Hạ và anh hai được cấp phát một chút lương khô võn vẹn một bao gạo xấy và chút thịt chà bông và một bình nước lạnh.

Mười ngày lênh đênh, có những trận mưa nhỏ lớn rồi trận cuồng phong, chiếc tàu lẫn người xác xơ, mùi hôi thối xông lên cả một khoang tàu nhưng cũng chẳng ai nề hà hay than van vì ai cũng rũ liệt người, chẳng còn sức lực nữa, những khuôn mặt hốc hác sạm nắng hớt ha hớt hãi nhìn nhau,trẻ con cũng như bớt quấy phá, các cháu bé cũng mệt lả không còn hơi để khóc, tiếng kinh cầu và tiếng tụng niệm vang vang... Ngày qua ngày, người ta bám víu vào nhau chia sẽ từng giọt nước, từng mãng mì sợi khô còn sót lại trên chiếc thuyền cỏn con... Cứ thế mà chông chênh trên mặt đại dương đến khi một chiếc thuyền hải thương xuất hiên. Mọi người mừng rỡ... nhưng hỡi ơi, đó là chiếc thuyền hải tặc và Miên Hạ đã ngất xỉu, tưởng chừng mình đã chết mãi đến khi nàng được đưa vào bệnh xá của đảo một thời gian. Anh hai Bình đã bị bọn hải tặc quăng xuống biển khi anh nàng xông vào bảo vệ em gái...

Một mình cô đơn trên đảo, Miên Hạ được một gia đình thương hại và đưa nàng về ở chung, đến khi được một bà giáo sư già độc thân bảo lãnh qua Mỹ. Cuộc sống đứt đoạn chia lìa và thảm cảnh đó khiến cho Miên Hạ chỉ quẩn quanh với lùm cây bụi cỏ và sống khép kín hơn ngoài những trang sách vở và khuôn viên nhà thờ tin lành với bà mẹ nuôi cho đến khi...

Như chợt nỗi nhớ bừng, da thịt cồn cào những thanh âm vô hình lẫn lộn nhau, một chút hạnh phúc ảo tưởng mê man tràn về trong tâm tưởng và đâu đây tiếng rên xiết của thân thể chạm nhau, môi hôn ngọt ngào nồng bừng trong tâm khảm nàng... dường như có giọt lệ và môi cắn môi đến sướt da... Tình yêu đã đến bằng sự vô hình mong manh, nhưng đã để lại dấu ấn cả cuộc đời là đứa con vô tội vạ đó, dù đã bao năm qua.

Thinh lặng và triền miên trong ý nghĩ đưa nàng chìm đắm trong giấc ngủ muộn màng... bên cạnh tiếng gáy nhè nhẹ của chồng.

2.

Phil nhìn Miên Hạ đang cắm cúi xới những cụm hoa ở vườn sau, dáng ngồi nghiêng nghiêng với đôi giày vải bata, chiếc quần jean và chiếc áo thun tay dài bạc phếch, mái tóc đuợc bới cao lên để lộ chiếc cổ ngấn trắng. Miên Hạ như say sưa với công việc làm vườn này nhất là những ngày cuối tuần thay vì đi shopping. Hai lòng bàn tay có những vết chai cứng, vì có lẽ thời gian trước kia phải làm những công việc nặng nhọc nhưng vẫn không dấu được nét thon thả nhỏ nhắn cuả nguời phụ nữ Á đông. Ở nàng, Phil nhận thấy có đôi nét kỳ bí khó mà đoán được ngay cả những lúc hai vợ chồng âu yếm với nhau. Nàng luôn có một vẻ gì rất riêng tư và nhẹ nhàng, một nét cá biệt mà ông nhìn thấy rõ rệt. Đôi mắt nâu như màu hạt dẻ nhìn ông sâu sắc vừa dịu dàng... như một sự chịu đựng ỉm im vô bờ. Ông ít thấy Miên Hạ khóc lớn họa hoằn có những giọt nước mắt hay rơi và nàng quay mặt đi vội chùi tránh cho ông trông thấy. Phải chăng nàng đang có một quá khứ là những mảnh vụn của đời sống có nhiều góc cạnh đã làm rách nát một thanh xuân mà khiến nàng khép kín không được thanh thản hồn nhiên vô tư như những người đàn bà khác?

Nắng đang lên cao ngoài kia, tiếng chim đang ríu rít và rộn vang kêu nhau ngoài kia, bầu không khí trong lành cuả xuân đang về, ngày đầu cuả tháng tư, mà ông biết là Miên Hạ sẽ trầm ngâm hơn, thích lang thang ra biển và hay uống trà vào buổi tối... Có lần Miên Hạ nói với ông "Thưở bé, em thấy ba em hay thích uống trà, mà trà phải từ nuớc giếng hay nước mưa mới ngon được", bởi thế nàng tích lũy những thùng nước hứng từ những trận mưa để dành sẵn để pha trà. Một thói quen kỳ lạ và tẩn mẫn mà ông chưa từng thấy ở nguời đàn bà naò ông từng quen biết như đôi lần Miên Hạ đan cho ông những chiếc khăn quàng cho muà đông, hàng tuần vân vê ủi cho ông từng chiếc áo chiếc quần, hoặc làm sẵn cho ông từng tách càphê buổi sáng khi Phil vừa thức giấc... Những săn sóc ân cần đó cho ông những cảm giác tuyệt vời và cảm thấy như là được chiều chuộng yêu thương mặc dù hiếm hoi lắm Miên Hạ mới nói câu ba chữ yêu thuơng trên môi mìệng tỏ bày với ông...

Một người vợ tuyệt vời nhưng cũng đầy dẫy những u uẩn trong trái tim cuả nàng, đàn bà quả thật là một sinh vật khó hiểu.

Miên Hạ vưà ngẩng lên lấy cánh tay vén khéo lại những sợi tóc loà xoà rơi trên khuôn mặt, chùi nhanh những giọt mồ hôi đang lấm tấm vắt ngang trán, nàng cắn nhẹ môi mình với khuôn mặt ửng hồng, trông Miên Hạ thật đáng yêu hình như là nàng có một khuôn mặt không có tuổi... Năm năm qua Miên Hạ cuả ông cũng như ngày nào... Đôi lúc ông tự hỏi "Có thật bao giờ trong tim nàng có ông ngự trị chăng? Có phải tình yêu là trò ảo thuật mà ông không dám tìm hiểu sự thật và không muốn truy tìm, cái gì đã làm cho nguơì vợ ông câm nín chịu đựng?"

Bỗng Miên Hạ lấy tay lên ngoắc ông ra, mỉm cười. Phil sung sướng và buớc xuống thềm tới gần Miên Hạ...

- Sao sáng nay em làm vườn sớm thế? Chủ nhật mà không ngủ nướng với anh sao?
- Dạ không anh, sáng nay em phải đưa Michael đi làm thiện nguyện cho project của con đó nên về nhà không biết làm gì em ra vườn vậy... Anh coi kìa, những đoá lan tím, trắng sắp ra hoa đó.

- Wow, tuyệt diệu vậy sao, anh biết em rất thích lan, anh cũng thích lan, đây là một loại hoa hiếm quý như em cưng của anh đây.

Vừa nói vừa nheo mắt nhìn Miên Hạ... nàng đỏ mặt nhìn chàng cười nhẹ:

- Anh lại ghẹo em nữa hả? Đêm qua chắc anh ngủ ngon lắm phải không?

- Không, anh nói thật, mà này, hôm nay trời đẹp qúa, chúng ta có thể cỡi xe đạp ra biển chơi chứ, em muốn đi không?

- Chúng ta có thể đi buổi chiều trước khi trời lặn không anh?

- Được em cưng, em muốn là trời muốn mà.

Hai chiếc xe đạp song song nhau từ nhà ra biển không xa lắm, lên dốc xuống dốc loanh quanh và san sát nhau những căn nhà nho nhỏ có khoảng vườn bé xinh xinh. Mỗi căn nhà có lối kiến trúc riêng biệt. Có căn xây theo kiểu tân thời với bay window nhìn thông suốt trong nhà được trưng bày những bức điêu khắc nghệ thuật mà chủ nhân sưu tầm, có căn thì đơn giản với chiếc bàn nho nhỏ và vài chiếc ghế thêm chiếc võng sắt nằm dưới giàn hoa giấy rực rỡ, căn thì được xây lên cao ba tầng theo kiếu âu châu với balcony nhìn ra biển. Đường phố nằm trong khu vực nhà riêng nên vắng lặng với những chiếc xe nằm dọc hai bên đường. Gió vi vu theo tiếng thông reo hoà lẫn với tiếng sóng biển đưa vọng lên. Trời trong mây áng từng mảng xanh xanh trên cao và xa xa môt góc đồi những cụm hoa cúc vàng hoang dã lao xao trong nắng trong gió. Phil nghịch ngợm bấm cái chuông nhỏ mà chàng gắn thêm trên xe, tiếng kêu leng keng nghe vui tai và bình yên lạ lùng ...hai người nhìn nhau mỉm cười...

Bước thoai thoải xuống biển, cồn cát mịn ấm lòng chân, chân trần lướt trên cát, Miên Hạ đưa mắt ngắm nhưng đợt sóng rì rào lăn tăn đưa đẩy nhau tạo ra những thanh âm du dương như tấu khúc ầu ơ thưở nằm nôi ngọt lịm. Hít vô một hơi dài trọn vào tim và thở nhẹ ra... Ngoài kia đàn chim hải âu xoãi cánh bay la đà trên mặt biển...

Bầu trời xanh thẳm với những cụm mây mềm mại như tơ lụa lờn vờn không muốn bay xa, những cánh hải âu bay lượn vòng trên cao rồi xà thấp xuống mặt nước như đang đuà giỡn với biển sóng... khối vàng ôi' cuả hoàng hôn đang từ từ hạ xuống. Ngaỳ sắp tàn , vạt nắng dần dà héo hắt hơn, xa xa năm ba người đang tạo dáng trước ống kính để chụp cho bằng được cảnh chiều tà rơi trên mặt biển...

Hớp xong ngụm nước, thở ra một hơi daì sảng khoái Miên Hạ đưa mắt nhìn ra xa và lắng nghe tiếng sóng rì rào. Phil ngồi cạnh lấy bàn chân dí dí xuống cát như đào xới làm một lổ hổng lớn chôn chân mình bổng nhiên Miên Hạ từ từ nói:

- Anh à, em có thể đi Việt Nam chăng?

- Sao em lại muốn đi về Việt Nam, anh nhớ có lần em nói là em không có thích thú trở lại nơi chốn ấy đến khi không có cộng sản nữa.

- Vâng anh nói đúng em trở về lần này là vì em vừa nhận được tin cô bạn thân từ thưở bé của em bị bịnh ung thư ở thời kỳ cuối không biết cô ấy sống được bao lâu nên em phải đi, anh cho phép em chứ?

- Oh, vậy sao em cứ đi đi hình như anh không nghe em nhắc đến tên người bạn này bao giờ, em muốn anh đi cùng em về, anh cũng muốn thăm quê hương xứ sở của em.

Miên Hạ gạt phắt:

- Em chắc chỉ đi thăm cô bạn 2 tuần rồi về em không hứng thú đi thăm viếng các nơi, để khi khác nhé, vả lại Michael cần có một người ở bên cạnh... Em đi được chứ, em sẽ xin nghỉ phép đi.

Phil lẳng lặng đôi phút và gật đầu:

- Tuỳ em thôi nhưng em đi một mình anh hơi lo lắng... và lỡ có ai bắt cóc em cưng của anh sao??

Nói xong Phil bật lên tiếng cười to. Miên Hạ nhìn chồng cười nhẹ:

- Bấy lâu anh không tin em sao? Hình như chưa bao giờ em đi đâu mà anh không biết mà.

- Oh anh đùa với em thôi, anh lúc nào cũng tin em mà em cưng...

- Anh biết không, bao năm em chưa về lại nên lần này về chắc có nhiều bỡ ngỡ. Cô bạn thân này em chơi từ lúc học tiểu học, mất liên lạc một thời gian em mới tìm lại được cô ta khoảng 7 tháng nay thôi tình cờ qua một người bạn gái khác chung trường năm xưa vì thế anh không biết đó thôi. Em không có nhiều bạn bè từ bé cũng như khi lớn lúc này cô ta cần em động viên tinh thần và sự giúp đỡ nên em muốn về một mình trước, tương lai chúng ta sẽ đi cùng em sẽ đưa anh đi thăm hết đất nước em từ bắc vào nam và thành nội cổ kính Huế... có nhiều nơi mà em vẫn chưa có dịp ghé thăm.

- Anh hiểu, em có cần anh giúp gì không?
- Em tự lo được, anh giúp em chăm sóc Mickey trong 2 tuần lễ em vắng mặt ở nhà.

3.

Chuyến bay Air Eva khởi hành gần nửa đêm sau khi qua những thủ tục hải quan, Miên Hạ loay hoay bỏ túi sách tay của mình trên hộc dành cho hành khách, đang phải nhón người lên để bỏ vào túi sách vào sâu bên trong, thì bất chợt nàng xẩy tay, hụt hẫng té... ngửa ra sau, cùng lúc một cánh tay lực lưỡng đưa ra ôm đỡ lấy nàng. Thân thể Miên Hạ rơi vào một khoảng ngực ấm... mắt chạm mắt, bàng hoàng và thảng thốt cả hai bật tiếng kêu:

- Oh my God... Anh đấy sao?

- Oh, my God, Em...

Qua mấy giây sửng sốt hai người ngây người nhìn nhau... Tiếng đằng hắng của người hành khách đang đứng ngắm hai người cười mỉm, cả hai bừng tỉnh vội nhích sang, né cho người hành khách qua... Miên Hạ bước vào chỗ ngồi của mình, Đại Việt cũng đặt mình ngồi xuống chiếc ghế trống bên cạnh.

Miên Hạ đưa mắt nhìn và Đại Việt nói:

- Anh ngồi ghế này ư?

Đại Việt gật đầu và ngắm Miên Hạ không chớp mắt, Đại Việt nhìn ốm đi và lấm tấm những sợi tóc bạc cũng nhiều nét chân chim nơi khoé mắt, đôi mắt vẫn đằm thắm nhìn nàng, lúng túng Miên Hạ đỏ mặt không biết nói sao, tay ngón vân vê nhau và ngó Đại Việt bỏ hành lý xong... khi Đại Việt ngồi xuống cả hai đều cùng nói:

- Anh khỏe không?
- Em khoẻ không?

Cả hai cùng bật cười nhìn nhau:

- Ngộ nhỉ sau bao nhiêu năm, anh và em vẫn nói cùng ý nghĩ và cùng lúc, anh không ngờ anh gặp em nơi đây anh đã tìm kiếm và em biến mất ..không dấu vết, tại sao thế??

Nước mắt chừng như chực trào ra, Miên Hạ quay vội đi và cúi xuống mai' tóc che hết nữa khuôn mặt nàng, lặng im mãi nàng mới lên tiếng:

- Anh còn muốn khơi lại chuyện cũ ư? Anh dư sức biết mọi chuyện xảy ra hay anh giả đò bao lâu nay, bao năm em cố tình xa anh và trả lại anh cái hạnh phúc mà em không đáng được lấy của người khác.

Đại Việt ngẩn ngươì một lúc lặng im rồi nói:

- Em hận anh sao? sao em không cho anh cơ hội để tỏ bày, anh yêu em thật sự, anh không cố ý gạt em đâu, anh cố gắng thu xếp và dự tính sẽ xin cưới em sau đó nhưng em đã biến mất.

- Em đã thấy buổi ra mắt sách của anh.

Giật nẩy mình, Đai Việt thảng thốt:

- Em đến tham dự buổi ra mắt sách của anh ư? Em ghé OC sao?

- Vâng, em xuống OC dự tính làm cho anh bất ngờ và cũng bất ngờ em nhìn thấy flyer ra mắt sách cuả anh tai. tiệm sách mà em ghé mua một cuốn truyện tặng anh, và sự thật phũ phàng... nên em đành phải tách ra khỏi đời anh.

Đại Việt thở dài, hồi lâu và chậm rãi nói:

- Âu cũng là số phận... lẽ ra em nên tìm anh và biết lý do chứ, em không tin anh ư?

- Chính vì em tin anh, em tin anh với trọn trái tim nên em mới đau khổ, em tưởng rằng đời em gặp được anh là cõi bình an, là sự an ủi Thiên Chúa ban cho em sau quãng đời bất hạnh của em... và anh đã tàn nhẫn đánh mất đi tất cả những yêu thương và sự tin tưởng của em đối với anh. Anh biết em khốn đốn thế nào rồi, anh đã từng nói, từng hứa sẽ không bao giờ làm cho em đau khổ, anh hi vọng anh sẽ đem lại cho em những niềm vui đời còn lại của em... thì ra anh cũng như bao nhiêu ngươi khác, nguỵ quân tử thôi. Em đã giận anh lắm bao năm nay, anh có biết không?

Nghẹn lời Miên Hạ thút thít khóc, giòng nước mắt khô đẵm bao năm tích tụ lại được dịp tuôn ra như suối giòng... Lúng túng Đại Việt quàng tay ra tính an ủi nhưng Miên Hạ lách người và quay mặt tránh cùng lúc Đại Việt cũng vừa thoáng thấy chiếc nhẫn lóng lánh trên ngón tay của Miên Hạ...
Suối tóc mây che ngang hết nửa khuôn mặt của Miên Hạ, nhìn nàng cắn chặt môi lại đế ngăn tiếng khóc bật ra... Yên lặng ngồi bên nhau, chỉ có tiếng động cơ chập chùng lên xuống trên không và đôi tiếng thì thầm của vài người hành khách vọng lai. Nhìn Miên Hạ trong tư thế cúi mặt che dấu thật tội nghiệp, Đại Việt chợt muốn một lần nâng khuôn mặt dễ thương ngấn đầy hạt lệ long lanh đó vào bàn tay mình và hôn thật nhẹ những giọt nước mắt đó...

Đã bao năm như con thoi đưa, bỗng chợt giật mình, tình yêu quả đúng là mật ngọt như chè trôi nước và đậm đà hương nồng với vị đắng của cà phê, bao năm xa cách, mà bây giờ chàng vẫn còn chóang ngộp, thấy tim mình con đập mạnh khi nhìn Miên Hạ.

Đoạn phim qúa khứ đang chiếu lại trong trí chàng, một thướ mà hai người tình cờ như định mệnh gặp nhau. Đại Việt đến thành phố Escondido công tác để giải quyết một số vấn đề của hãng. Chiều thứ sáu chàng lần mò tìm đến một health club cuả thành phố để tập thể dục. Phòng bơi thật vắng người, nên chàng một mình thênh thang và vùng vẫy trong hồ mong được tuốt hết những nhọc nhằn của công việc và những ức chế của ngày. Cứ thế mà bơi, bơi ngang bơi dọc không biết mệt mõi và quên cả thời gian và không gian... Đến khi chàng giang đôi chân rộng ra đạp thật mạnh thì chạm phải vào môt đôi chân đang bơi ngược hướng với chàng, sự va chạm đó đã làm cho đối phương mất thăng bằng và té vào người nhau ... Ngỡ ngàng nên Đai. Việt đưa tay ra đỡ nguời bên cạnh và cả hai cùng dừng lại ngó nhau,mắt chạm mắt và cùng bật thốt:

- Sorry, are you ok?

Nghe giọng nói của người thiếu nữ có accent và đôi con mắt bồ câu lay láy nhìn chàng. Chàng liền hỏi:

- Are you Vietnamese?

Không đợi trả lời chàng nói luôn:

- Xin lỗi cô nhé... tôi tưởng không có ai ở lane này hết.
- Dạ.
- Cô không sao chứ, tôi thiệt hư thôi cô cứ bơi ở đây tôi sang lane bên cạnh vậy.
- Dạ.

Nói xong chàng liền qua lane bên cạnh tiếp tuc bơi, sau đôi giờ toàn thân chàng mát rượi và đâu óc sảng khoái bước ra khỏi health club, chợt thấy đói bụng dự tính đi tìm cái gi ăn thì chàng nghe tiếng gọi sau lưng:

- Ông ơi, có thế làm phiền ông không?

Quay lại và nhận ra cô gái trong hồ bơi... chàng nhuớng mắt hỏi:

- Xe cúa tôi bị chết máy, tôi lại không có jumper trong xe. Ông giúp tôi được chứ?
- Oh, được mà để tôi coi xem sao nha.
- Dạ cám ơn ông.

Từ đó hai người làm quen và thời gian chàng ở làm việc cả hai hẹn hò đi ăn uống tại tiệm Viêt Nam duy nhất của thành phố...

...

Tiếng người chiêu đãi viên đánh thức Đại Viêt trớ về thực tại.

- Thưa ông, ông dùng nước ngọt, trà hay cà phê ạ?
- Cô cho tôi tách trà, cám ơn cô.

Quay sang thấy Miên Hạ đang ngó chàng và ly trà, cười nhẹ Đại Việt hỏi:

- Em cũng uống trà bao năm không thay đổi.

- Vâng vẫn thói quen cũ khó mà bỏ anh à, anh cũng vậy mà phải không?

- Đúng rồi dường như con người càng lớn càng lập dị và khó thay đổi.

- Anh về Việt Nam mấy lần rồi? anh đi du lịch hay đi công chuyện?

- Như em biết anh là một người con của cô nhi viện không biết cha mẹ ruột mình là ai, anh trong nhóm 2000 trẻ em mồ côi được bốc trong chuyến bay cuối tháng tư 1975... anh đã sống chung với một gia đình nuôi anh và hai anh chị em khác. Lớn lên trong tình bảo bọc yêu thương của bố mẹ nuôi anh. Anh và Arlena trở nên vô cùng thân thiết như là anh em ruột thịt...

- Arlena là ai mà anh chưa bao giờ nhắc trong thơi gian quen nhau?

- Đúng rồi, Arlena là người mà em thấy hôm ra mắt sách của anh đó... để anh kế tiếp cho em nghe nhé ... Ba anh em anh lớn lên và sau đó đi học xa nhà. Anh di chuyển về Cali. Arlena sau đó cũng dọn về Cali và cuộc sống của cô ấy rất bấp bênh, cô ấy và anh mất liên lạc một thời gian và khi anh gặp lại cô ấy, cô đã có một đứa con và cô làm chủ một tiệm nail ở thành phố và mang chứng bệnh ung thư ngực. Vì thương cảm cô và đứa con nên anh đồng ý về ở chung để giúp đỡ cô ấy và con cho bớt hiu quạnh... Đối với mọi người anh như là một người chồng... nhưng thực sự ra anh chỉ tội nghiệp cô ấy. Do một sư tình cờ cô ấy biết anh hay viết lách thơ văn nên cô ấy ngỏ ý muốn anh ra một tập thơ, đó là ước vọng của cô ấy muốn làm trước khi cô có mệnh hệ nào... Vì chìu ý cô em gái mình, anh đồng ý làm cho Arlena vui lòng. Cuộc ra mắt sách cũng khá thành công vì nhờ tài khéo léo của Arlena. Một năm sau Arlena qua đời để lại cho anh đứa con gái 8 tuổi, với một gia tài cho anh báo quản nuôi nấng con gái Amanda. Bao năm anh vẫn đi tìm em nhưng em biệt tăm. Anh phần vì bắt đầu phải lo cho cháu Amanda môt mình. Bố mẹ nuôi sau này cũng qua đời. Anh vẫn sống độc thân, cháu Amanda nay cũng đã ra trường nên anh dự tính làm một chuyến về thăm thử tìm ra chút manh mối gì không về cái nguồn cội của anh, run rủi anh không ngờ lại gặp em trên chuyến bay này".

Miên Hạ như choáng váng run rẩy khi nghe nhưng lời tiết lộ của Đai Việt... nàng như chợt thức và giật mình biết rằng mình đa trách lầm chàng, cũng vì nóng nấy và tự ái không suy nghĩ, bao năm nàng đã sống cho giận hơn, hận cho cuộc tình đen bạc... và cưu mang nỗi phiền muộn bây lâu nay... Bất chợt nàng đưa tay ra nắm tay của chàng, hai bàn tay đan nhau như đan lại những yêu thương đã đứt khúc, mắt nhìn mắt, giòng lệ tuôn nhưng mê đắm... và thảng thốt bất ngờ Miên Hạ nghe tim mình liên hồi những nhịp điệu hoan ca...

Nàng chợt nhận thức ra trái tim đã lạc lối chừng như bừng thức rộn rã với những mạch nhịp luân lưu trong từng sớ thịt. Ánh mắt Đại Việt như đốm lửa ấm nồng xóay nhìn, môi miệng nàng bày tỏ sự khao khát âm ĩ bao năm.

- Tại sao anh không kế cho em nghe và anh tránh né em một thời gian cũng không trả lời phone cúa em.
- À, thời gian đó anh có nhiều rắc rối trong công việc và vì phải lo cho Arlena phần thì anh cũng sợ mất em, nên anh đành phải dấu em, anh tính đế một thời gian mọi chuyên êm xuôi xong anh sẽ kiếm em giai thích thì em lại mất tích.
- Em nhớ anh nhiều lắm lắm nhưng chỉ là mộng tưởng.
- Và em đã bỏ anh bao năm qua...
- Em không bao giơ tưởng tượng được mình sẽ gặp nhau..
- Em có biết em đế lại dấu ấn trong anh nhiều lắm nhiều lắm ngay cả nhiêu lúc anh bất chợt thấy em trong những khuôn mặt của người khác để rồi anh về nhà buổi tối vọng thức nghĩ đến em, anh như con cá mắc cạn trong giòng sông em... đã bao lâu chưa tìm được suối yêu thương.

- Em cũng thế, Anh có biết có những đêm em đã quằn quại nhớ anh, nhớ hơi thở và khói thuốc anh đa quyện toá vào da thịt em... dường như khi yêu em đã không còn màng mùi hôi của khói thuốc mà em đã từng bị dị ứng, tình yêu thật màu nhiệm và tưởng chừng như em đã không còn biết khoái cảm và sự hừng hực của tình yêu đôi lứa, em như bừng dậy nguồn yêu thương mà anh đã đến trong đời em... làm thức tỉnh khứu giác, thính gíac và thị giác em... tim em đã đập những mhịp đập hoan ca hạnh phúc khi anh chạm vào thân thể, làn môi và mạch máu của em.
...
Những ngón tay yêu thương dồn vào từ tim đang mò mẫm tìm nhau, đôi cặp lưỡi nồng cháy đan dính nhau như nam châm cọ xát, da liền da, thịt liền thịt cùng thức dậy dưới những môi hôn khát cháy. Trái tim ngập tràn những dấu răng bất ngờ nhói tê điếng. Người đi qua đời nhau bao năm nay chợt như vừa mới mẻ vừa quen thuộc làm sao. Từng từng miếng, từng nụ va chạm theo sau những lời tình hổn hển. Ngay trong giây phút này, cả hai đều cảm giác rằng có những nỗi buồn cũ xưa tưởng chừng làm cho con người không thể đứng lên được, bỗng ào ạt thành những niềm vui và những yêu thương mới vừa phục sinh... Cứ thế mà mê mẫn môi tìm môi. Miên Hạ ngất ngây đê mê không gian và thời gian như dừng lại.

Bao năm bất chừng gặp
Thương yêu vẫn ngọt ngào
Bao điều như muốn tỏ
Ừ... mình lại yêu nhau!

4.

Về đến Việt Nam, cuộc trùng phùng với cô bạn thời ấu thơ Trúc Phương thật nhiều cảm xúc, Trúc Phương không còn sự hồn nhiên nhí nhảnh mà bù lại nhìn cằn cỗi và chán chường như một bà cụ 60 tuổi, xót xa cho bạn mà không biết phải làm gì hơn là những lời an ủi chia sẻ. Cả hai dần cảm thấy gượng gạo và biệt dị hơn, có lẽ vì căn bịnh của Trúc Phương hay sự so sánh giữa hai người với nhau... có một cái gì đó không còn được tự nhiên giữa hai người bạn thân hơn là sự lễ độ vồn vã bên ngoài... Miên Hạ cư ngụ tại một khách sạn gần chợ Bến Thành cho tiện việc di chuyển. Sài Gòn với cái tên mới mà Miên Hạ từ chối xử dụng nó. SàiGòn ngày nay khác xa khác hẳn với hình ảnh xa xưa non nớt của Miên Hạ với những con đường cây cao bóng mát và cơn mưa bất chợt về làm thơm ngát phố phường... Thực tế của Sài Gòn là bụi bặm, ồn ào ô nhiễm khói xe và ngột ngạt... Nàng cảm thấy lạc lõng và xót xa đến xóay tim khi nhìn những khuôn mặt nhăn nheo lưng còng của các bà cụ già lam lũ với gánh hàng hoa quả bán dọc đường và nhất là những khuôn mặt lơ láo đen thủi đen thui với ánh mắt ngây thơ của các cháu bé cầm lon xin tiền hoặc đi bán từng mảnh vé số, lau chùi giày cho khách... Tâm hồn nàng chùng xuống và cảm thấy như mình vừa thức dậy sau bao năm ngủ quên và sống cô lập "cái tôi" của mình nơi đất khách.

Miên Hạ và Đại Việt cố gắng thu xếp những cuộc đi chơi riêng với nhau và đã lam một chuyến đi 4 ngày ở Vinepearl resort tại Hòn Tre Nha Trang. Đây là một khu giải trí được nối danh là hàng bậc nhất của Việt Nam. Như người ta hay ví von Vinepearl giống như "Viên ngọc trai lấp lánh gắn trên vương miện của nữ hoàng biển khơi?. Ngoài thuyền bè là phương tiện ra đảo còn có vài chiếc cầu treo (cable cabs) đưa du khách ra khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam này. Khu du lịch này có những trò chơi như một "disneyland" nhỏ, thích thú nhất là những chiếc võng nằm đong đưa và nghe sóng biển và tiếng sáo dừa vi vu trong nắng trong gió hoà quyện vào nhau nghe những nôi bình yên của vùng hạ giới hoặc trầm mình trong lòng biến đế làn nước măn massage thân thể. Dường như chỉ còn là hạnh phúc bao quanh cả troi dat chỉ có Miên Hạ và Đại Việt với nhau. Đại Việt chăm chút cho Miên Hạ từng tí một như Miên Ha ra biển sau buổi ăn sáng. Anh tìm ghế cho nằm phơi nắng. Từng ly cocktail anh gọi, từng chiếc khăn tắm anh trao, nhất nhất chuyện gì anh cũng lo thật chu đáo. Lúc nào anh cũng lo Miên Ha bị nắng, khi thì không muốn Miên Ha bị lạnh... Miên Hạ oà ngập và bình yên mà dường như bất ngờ đến như cơn mơ... buổi chiều chân trân trên cát nghe tiếng gió tiếng sóng và mái tóc thổi tung bay vào lồng ngực của Đại Việt... hai người có lúc kế cho nhau nghe những vui cùng buồn với những chuyện loanh quanh, rất đời và rất thường. May ngày bên nhau. Dần dần trái tim của người này như được nằm trong lồng ngực của người kia và ngược lại, và họ hiểu về nhau như hiểu chính bản thân của chính mình.

Cái gì tới rồi cũng đã tới như định luật tự nhiên của tình yêu và sự gắn bó. Khi màn đêm buông xuống trên không chi chít những vì sao và tiếng sóng rì rào liên khúc yêu thương và hai thân thể cuốn hút vào nhau cùng ánh mắt rực lửa trao nhau... Chỉ có đêm trở mình vơi tiếng hổn hển của nhịp điệu mà chỉ hai người biết... Mắt nhìn mắt , môi chạm môi và đôi bàn chân lồng tréo nhau như Adam và Eva trong vườn địa đàng từ thưở khai thiên lập địa... Miên Hạ ngụp lặn trong yêu thương và quên hẳn thực tại của mình. Có những lúc chồng nàng và con nàng kiếm gọi nàng thì lúc đó nàng mới cảm thấy tội lỗi và e ngại khi nói chuyện với chồng... nàng tìm cách thối thác những cuộc điện đàm và lấy cớ là phải đi thăm cô bạn và một số bạn bất ngờ gặp lại vì thế nàng sẽ về trễ nãi hơn dự định... người chồng vô tư và ngây thơ tin tưởng ở vợ, chúc nàng vui vẻ và có nhiều niềm vui.

Cứ như thế nàng lặn hụp với niềm vui mới và làm vài cuộc đi chơi với Đại Việt, cho đến một ngày sau chuyến đi Vĩnh Long về nàng nhận một cú điện thoại của chông báo cho biết tin con nàng đang bị tai nạn xe cộ và bảo nàng phải về lại USA gấp...

Thu giao mùa nhưng Cali vẫn như còn tiếc nuối không tiễn hạ, cái nóng hừng hực lên đến cả trên 100 độ khiến đường phố vắng hoe, nắng chói chang hun đốt làm rám nắng mặt cô gái xuân thì ... ngoài biển người người tuôn ra... sóng biến đang reo vui đánh vỗ ào ạt như rủ rê gió tuôn về đuổi đi cái hắt hiu cho mùa lá xôn xao... tháng mười chưa lá thu rơi, để bước chân xào xạc với những bâng khuâng ghé lại... thời gian cứ trôi, không giữ nổi một tình yêu tròn đầy...

Từng cơn sóng âm vang như tiếng vọng của tiếng lòng, xoáy buốt vào hồn nhưng trăn trớ không nguôi, những nét môi vòng tay hơi thở như đã xa và cũng thật gần gũi trớ về trong những đêm chợt tỉnh thức, nỗi nhớ nhung quay quắt nhưng cũng phải cúi đầu chấp nhận định mệnh và số phận và chỉ còn lại là những mảnh vụn của tâm hồn... Luân lý và đạo đức không cho phép Miên Hạ tự do... nghĩa và tình như hai con đường song song...

Sau khi theo nàng vào thăm và đã chuyển giao những giòng máu vào đứa con trai với loại máu AB negative... sự phát hiện và cùng lúc cứu mạng đứa con trai mà chàng chưa hề biết và cùng với ánh mắt nhìn soi mói của Phil... ánh mắt nhìn cảm thông và ngầm hiểu chắng cần thanh âm giải thích và Đại Việt nhận ra mình cần phải làm gì.

Phil cũng lấy cớ đi công tác xa sau khi Michael lành lặn trở về. Miên Hạ dường như người nửa tỉnh nửa mê, hoang mang, rồi sự bặt âm vô tín của Đại Việt khiến nàng ngã quỵ... trong cơn mê sãng nàng thâp thoáng thấy bóng Phil đang vuốt tóc và chầm chậm lấy khăn lau mặt cho nàng và tiếng vỗ về âm trầm như tiếng ru.

Mấy ngày sau khi ngồi dậy được nàng thấy lẳng hoa với chiếc thiệp viết tay từ Đại Việt "Mong em mau khoẻ đế tiếp tục nuôi dưỡng con chúng ta. Tạ ơn em với những ngày tháng dấu yêu. Tạ ơn em anh có một cơ hội gặp Michael. Định mệnh, định mệnh đưa chúng ta lên và xuống những trạm xe đời, nhưng cuối cùng rồi cũng phải có một nơi phải đến. Anh không cho phép mình đảo loạn cuộc sống bình yên em đang có vơi' Phil, với Michael. Luôn yêu thương em và con đến cuối đời anh".

Rồi thì thu cũng phải về, nắng hanh và lá thoảng vàng... có khi hắt lên những cơn mưa cuối hạ mù sương phủ, bất ngờ kéo đến những cơn giông, tiết Cali như cô gái dang dở nửa thì... đất trời lại chuyển động có cơn gió hú đêm khuya ... có cơn mưa chợt ào ạt về như cứu nguy cái hạn hán Cali bao năm, tiếng gió hú của bão giông, mưa vẫn rơi rơi rạt rào trên lá trên cây, gió như gầm gừ với trời đất, với bao oan khiên im ỉm được tuôn ra bất tận nghe như xóay tai buốt hồn ngoài khung cửa sổ. Mùa tháng 10, tháng âm hồn réo gọi nhau chăng? nên chăng có mùa Halloween? Miên Hạ nằm bên cạnh chồng lắng nghe và rúc vào lòng chồng để tìm kiếm một chút hơn ấm từ chồng toả ra, ngày tháng vừa qua như một cơn mộng vừa tuyệt vời vừa hoang vu...

Thuyền nàng chừng như đã ghé bến, thềm đời bao nấc cũng trở về thềm hiên mà nàng trú ngụ bao năm...

Xin ấp ủ tình xưa vào giấc ngủ
Lịm yên bình như chiếc lá vào thu
Đỉnh yêu thương nay lần xin trọn vẹn
Khắc vào hồn hạnh phúc ngọt đơn sơ

Thu Cali Oct, 2014

Nthavy


Mục Lục


6. Nhà Văn Lê Văn Hưởng


Nam Thảo


Vào mùa hè năm 2005, tình cờ tôi được một người bạn từ Paris gời tặng cuốn chuyện tâm tình của một người lính tiếp vận với tựa đề Cuốn Phim Dĩ Vảng của nhà văn cựu Đại tá Lê Văn Hưởng.
Tôi đọc tới đọc lui quyển sách hấp dẫn dày trên 300 trang nầy và rất ngạc nhiên về tài viết lách của tác giã. Tôi không ngờ một vị sĩ quan cao cấp xưa kia ngày nầy qua ngày nọ lo chuyện cầm quân mà có tài viết văn hay như vậy. Sau nầy được dịp đọc thêm những tác phẩm khác của ông, tôi lại càng cảm phục ông.

TÁC GIÃ
Trong Hội Ái Hửu Quân Nhu nói riêng và ngành Quân Nhu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, hầu như ai ai cũng biết đến nhà văn Lê Văn Hưởng. Ông là một cựu Đại tá thuộc ngành Quân Nhu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ông sanh năm ngày 4 tháng 2 năm 1927 tại Gia Định, Việt Nam. Ông là con trai của ông Lương Văn Hoanh và Cô Hai Kiêm. Cô Hai Kiêm là người vợ thứ của cha ông. Theo luật lệ ngày xưa, những người con của vợ thứ đều phải lấy họ mẹ. Cô Hai Kiêm có họ Lê, nên ông phải lấy họ Lê thay vì họ Lương là họ của cha ông.
Ra đời trong một hoàn cảnh gia đình phức tạp, ông đã phải chịu cảnh mồ côi và trải qua một cuộc sống nghèo với đầy khó khăn, gian nan, chìm nỗi.
Từng là một học sinh tí hon 5 tuổi Lớp Chót của trường Phổ thông Bình Hòa, với sức thông minh và sự siêng năng, hiếu học, ông đã thi đậu vào trường Trung học Pétrus Ký vào năm 13 tuổi và tốt nghiệp Đại học luật khoa Sài-Gòn sau nầy.
Năm 1951, ông gia nhập quân đội theo lệnh tổng động viên và là cựu sinh viên sĩ quan khóa 1 trường vỏ bị Thủ Đức. Ông được cử đi du học ngoại quốc nhiều nơi và mang cấp bậc Đại tá QLVNCH trước khi mất nước.

TÁC PHẨM

Ông gặp may mắn thoát nạn cộng sản vào giờ thứ 25 và từ ngày định cư trên đất Mỹ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, ông đã cho xuất bản được sáu văn phẩm vừa tiểu thuyết, hồi ký và truyện ngắn. Những tác phẩm của ông gồm có:

- Cuốn Phim Dĩ Vảng - 2004
- Đời Tỵ Nạn - 2005
- Truyện Tình Thời Ly Loạn - 2007
- Hành Trình Đến Bến Tự Do ? 2009
- Tuyển Tập Truyện Ngắn - 2010
- Trên Nẽo Đường Quê Hương ? 2012

Tôi có dịp đọc được cả 6 tác phẩm nầy của ông. Trong sáu tác phẩm của ông, ba quyển Cuốn Phim Dĩ Vảng, Đời Tỵ Nạn và Trên Nẽo Đường Quê Hương nói về cuộc đời ?trần ai lai khổ? của tác giã dành cho con cháu để lớp hậu bối biết được cuộc đời của ông cha đã trải qua.
Còn ba quyển còn lại, tác giã đã dựa vào những chuyện có thật xảy ra ngoài đời để viết ra thành tiểu thuyết và chuyện ngắn, kể lại cho đọc giã giãi buồn trong những ngày xa xứ nơi đất lạ quê người.
Có thì giờ rổi rảnh, tôi hay đọc đi đọc lại những tác phẩm của ông để tìm hiểu thêm về nghệ thuật viết văn, tâm tư, triết lý và kinh nghiệm đời của tác giã trong khi đặt bút viết ra những gì mà ông muốn để lại cho con cháu và người đời. Càng đọc, tôi càng thấy mến phục ông và buộc phải khen ông là một nhà văn có tầm vóc cao trong nhiều lãnh vực.

VĂN PHONG
Rặt Miền Nam
Tôi ngưỡng mộ ông và nhiều người ca ngợi ông vì văn phong của ông không rườm rà, hoa hòe hoa sói, không chải chuốt mượt mà, mơ mộng viển vong. Ông viết văn một cách thật tình, giãn dị, bình thường nhưng sinh động và lôi cuốn. Ai đọc cũng thấy dể hiểu và thích thú. Cách dùng từ ngữ rặt miền Nam của ông giống như những nhà văn Nam kỳ Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên..
Cái chất văn miền Nam của nhà văn Lê Văn Hưởng không phải là ?dùi đục chấm mấm nêm?, nhưng là những nét cao sang của dân Sài-Gòn hoa lệ, những hương vị vừa chua vừa ngọt của cây trái miền Tây và là những cảnh sắc trử tình ong bướm nhỡn nhơ với cỏ nội hoa đồng.
Ông đã tài tình dùng những ngôn từ nôm na, nhưng chứa đựng đầy ý nghĩa, khêu gợi tình quê, tình người. Đọc giã hải ngoại sống xa quê hương, xa những cảnh đồng chua nước mặn, không được nghe những tiếng nói của người dân quê mùa. Nhà văn Lê Văn Hưởng đã khéo léo làm thỏa mãn những đọc giã nầy bằng những lối viết văn mộc mạc đầy chất quê xưa chất phát của ông.
Nhà văn Lê Xuyên bắt đầu câu chuyện Chú Tư Cầu của ông bằng những lời văn quê tả thật như sau:

?Trời đã chạng vạng tối...
Tư Cầu mới về tới nhà lấy thêm lúa cho vịt ăn. Nói chuyện bá láp một hồi mà trời sụp tối lúc nào không hay! Đến chừng nghe thiếm Hai má của anh ta hối, anh ta mới hay:
- Ủa Cầu, mày tính ở đây nói chuyện dần lân riết rồi không chịu đem lúa vô trổng hả! Bộ mầy không vô gom ba con vịt lại hả?
- Tui có gởi con Phấn nó coi chừng dùm rồi mà!
- Ừ gởi! Để tía mầy về ổng thấy ổng đả cho mầy một trận rồi mầy kêu trời!
- Thì đi đây nè...
Tư Cầu chẳng nói chẳng rằng gì nữa hết, xốc thúng lúa lên nách bưng đi. Anh ta ghé qua mái nước múc một gáo uống ừng ực. Rồi như để trút nổi bực tức, anh ta hắt tẹt nước còn dư vào đám rau om, móc gáo vào cây đinh nghe một cái cộp, lấy tay quẹt miệng rồi bưng
thúng lúa thẳng ra bờ xẻo trước nhà.
Để thúng lúa xuống xuồng vững vàng rồi Tư Cầu vừa nhổ cây sào vừa đưa chơn tống xuồng ra và chống sào cho xuồng đi vèo vèo trên mặt nước?

Đọc quyển hồi ký Trên Nẽo Đường Quê Hương (Chương 3: Tuổi Học Trò ? Con chim bay nhãy) của nhà văn Lê Văn Hưởng, chúng ta thấy tác giã đã dùng một lối văn thật bình dân của giới thợ thuyền, xe cộ đối thoại với nhau. Văn cách bình dân miền Nam của ông đưa người đọc đi vào hiện thực của xả hội một cách tự nhiên, không cầu kỳ.

?Tôi được nhét ngồi gần ông tài xế, nhờ đó có dịp xem chú đạp ga sang số, tôi phục chú quá. Chú vừa lái xe, miệng nói chuyện không ngớt, lúc chê người, lúc chửi thằng lơ (lớn hơn tôi 2 tuổi), lúc cằn nhằn hành khách trên xe:
- Ngồi chật chút xíu bà con, cho tụi nầy kiếm chút cháo chớ!
Xe đã chật rồi, nếu có ai đón dọc đường là chú ngừng chở thêm. Thấy từ xa có một bà bưng thúng đón, chú tấp xe vô lề, thằng lơ lẹ làng từ trên nóc xe nhãy xuống, miệng nói liền đeo:
- Bà Rịa, Cấp, Bà Rịa, Cấp?
Bà già được cho lên xe, hành khách la quá:
- Chỗ đâu mà nhét vô nữa đây?
Có tiếng chú tài xế:
- Ráng chật chút bà con ơi, chuyến nầy là chuyến chót!
Phần thằng lơ đứng dứi đất lo đóng cửa xe lại nhưng không khép cửa được vì còn phân nữa thân bà hành khách ló ra ngoài. Nó lấy hết sức bình sanh đẩy cửa, ép cho bà khách vô:
- Chịu khó chút Má Hai!...

Khôi Hài
Với dáng người đạo mạo, hiền từ và nghiêm trang của ông, ai cũng nghĩ rằng văn từ của ông không thề mang tánh chất trào lộng, chọc cười người đọc được. Tuy nhiên, người ta thấy sự vui tươi, hồn nhiên, hài hước của ông được diễn tả gần như khắp nơi trong những tác phẩm của ông.
Lúc ông còn bôn ba kiếm ăn trên ?vùng đất hứa?, ông không chê bay một nghề nào. Trong cuốn hồi ký và phóng sự Đời Tị Nạn của ông, ông kể lại cho đọc giã nghe một câu chuyện về con vịt lúc ông đi làm công cho một nhà hàng ở Mỹ mà tôi phải bật cười một mình khi đọc qua.
??Một ngày đó, Mũi Đỏ bảo tôi:
- Anh vô tủ đông đá, lấy cho tôi bốn con ?tắc?!
Tôi ngơ ngác không hiểu gì, ngó anh, anh lập lại, tôi cũng không hiểu. Anh kêu tôi theo anh, trong lúc anh hỏi tôi: ?Anh không biết ?tắc? là gì hả??, vừa nói vừa chui vào tủ đá, hơi khói lạnh mịt mù xông ra, không thấy đường đi, lạnh ơi là lạnh, anh đem ra một con ?tắc?, tôi giựt mình, trả lời cho anh rỏ:
- Xin lỗi anh, tôi không hiểu chử ?tắc?, thường tôi gọi là ?duck?! (con vịt).
Anh nghinh nghinh ngó tôi, không nói gì, biểu tôi vô lấy thêm ba con ?tắc? nữa??

Kiến Thức
Xuyên qua những tác phẩm của ông, người ta thấy nhà văn Lê Văn Hưởng có một kiến thức tổng quát rất uyên thâm. Ngoài kiến thức khoa bảng, quân sự, chính trị, ông còn có một kiến thức triết lý, văn hóa tổng quát, lịch sử, địa dư, xả hội thật đáng được kính nễ. Ông thông hiểu nhiều chuyện đời mà không phải nhà văn nào có thể được như vậy.
Trong những tác phẩm của ông, người ta thấy thỉnh thoảng ông xen vào những câu ca dao, những câu thơ để đời của nhiều nhà thơ nỗi tiếng xưa nay trên thi trường Việt Nam, làm đọc giã cảm thấy vô cùng ngạc nhiên và khoan khoái. Ông còn thông thạo nhiều bài thơ của những thi gia xưa như ông Nguyễn Công Trứ và bà Huyện Thanh Quan. Mặc dầu không phải là một thi sĩ, nhưng ông có một tinh thần lãng mạn như các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Đinh Hùng, Vủ Hoàng Chương, Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Tú Xương, Kiên Giang?
Trong những tác phẩm của ông, người ta thấy ông dẫn chứng không biết bao nhiêu chuyện, bao nhiêu quan niệm, tư tưởng của nhiều học giã, văn hào, v.v? xưa nay trên thế giới. Sự hiểu biết của ông thật rộng rải, mênh mông mà ít có nhà văn nào có được trên văn đàn Việt trước sau tháng 4 năm 1975.
Tôi không biết ông có là một nhạc sĩ hay không và ở nhà ông thưởng thức âm nhạc ra sao, mà ông thuộc nhiều bản nhạc xưa nay như nằm lòng. Ông thường đưa vào những tác phẩm của ông nhiều lời nhạc phổ thông thật trử tình, trử ý của những nhạc sĩ nỗi tiếng ở miền Nam trước đây. Trí nhớ của ông thật là kinh khủng!
Trong quyển Trên Nẽo Đường Quê Hương, nhiều chỗ ông đã đưa ra những sai lầm của triết lý ngông cuồng nông cạn phản phúc dân nghèo của Karl Marx.
Ông có kinh nghiệm sống với những người cộng sản có kiến thức địa dư chưa ra khỏi xóm làng và sự hiều biết chưa đầy ?lá mít? mà nói chuyện cách mạng, giãi phóng trên trời dưới đất.
Kiến thức của nhà văn Lê Văn Hưởng không dừng ở chốn văn chương, triết lý, nhưng còn bao chứa cả đến tôn giáo ở Việt Nam nữa. Ông còn là người hiểu nhiều về đạo Phật, đạo Thiên Chúa và ngay cả đạo Hòa Hảo ở miền Châu Đốc và đạo Cao Đài ở Tây Ninh.

CON NGƯỜI
Thật Tình
Người ta cho rằng một tác phẩm văn học là một sáng tạo nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật là công việc của người nghệ sĩ ra công dùng tưởng tượng để biến chế ra sự thật hay dùng sự thật để biến chế ra tưởng tượng. Do đó, một tác phẩm văn học đôi khi hư, đôi khi thực. Nó là một ảo thực mà tác giã giống như tạo hóa an bài hay thay đổi một hiển nhiên.
Tuy nhiên, đọc qua những tác phẩm văn học của nhà văn Lê Văn Hưởng, người ta thấy rằng tác giã và tác phẩm của ông không có thể là ảo và thực, nhưng có lẽ chỉ có thực mà thôi. Đặc biệt trong ba cuốn Cuốn Phim Dĩ Vảng, Đời Tỵ Nạn và Trên Nẽo Đường Quê Hương, cốt chuyện là sự thật của cuộc đời tác giã.
Điều quan trọng ở đây là sự thật cuộc đời của tác giã có được kể lại một cách trung thực hay không? Có người cho rằng người viết hồi ký thường đưa ra những cái tốt, những cái được người đời ham thích, ca tụng của mình hơn là những cái xấu, không được nhân gian trầm trồ quý trọng. Ở đây, người viết hồi ký Lê Văn Hưởng có lẽ không phải là người đó.
Tôi còn nhớ trước khi ông cho ra đời quyển Trên Nẽo Đường Quê Hương, trong khi gởi điện thơ thăm hỏi nhau, có lần ông đã viết cho tôi: ? ?Hiện giờ, tôi cũng đang cố gắng chu toàn một quyển chuyện khác, ?hồi ký tuổi thở, không biết sẽ được đón nhận thế nào, vì người Pháp có nói: ?Le moi est haissablẻ (Cái tôi đáng ghét). Lúc đọc mầy dòng nầy, tôi không biết ông sẽ nói gì trong tác phẩm sắp ra lò của ông mà ông sợ ?Le moi est haissablẻ.
Cho đến khi đọc xong tác phẩm mà ông sợ có ?cái ta đáng ghét? trong đó, tôi thấy những gì ông viết lại về cuộc đời của ông, viết lại ?cái tả của ông, đều không có gì đáng ghét cả. Tôi thấy tác giã không phải là người thích??nỗ?!. Ông là một nhà văn có một đức tánh khiêm nhường và vô cùng thành thật với bản thân ông. Cũng giống như hai quyển hồi ký Cuốn Phim Dĩ Vảng và Đời Tỵ Nạn mà ông ra mắt văn trường trước đây, trong cuốn Trên Nẽo Đường Quê Hương, cuốn sách mà ông cứ sợ nói tới cái ?Le moi est haissablẻ, tác giã đã kể lại tất cả những gì đã xảy ra cho cuộc đời ông. Ông thật thà kể cho mọi người nghe gốc gác của mình, những chuổi ngày khổ cực, nghèo nàn trong đời ông mà ông phải trải qua. Ông không che dấu hay khoe khoang điều gì.
Có một thời gian ông làm nhà hàng ở Florida, ông sợ ?mất mặt bầu cuả nếu rủi ro ?bị? người Việt thấy. Vì vậy ông thích làm việc phía sau nhiều. Ông cũng cần không dấu giếm cái mắc cở thầm kín của ông với mọi người.

Yêu Nước
Khi còn nhõ, ông muốn giống như là một Gabriel Péri, một nhà báo Pháp trước khi bị quân Đức xử bắn vì tội chống Đức chiếm Pháp trong Đệ Nhi Thế Chiến, đã la lớn lên: ?Je vais preparer les lendemains qui chantent (Tôi chuẩn bị cho ngày mai tươi sáng- Trên Nẽo Đường Quê Hương).Vì vậy, có một thời gian ông gia nhập Thanh Niên Tiền Phong vô ?khủ chống giặc Pháp để cứu nước.
Cho đến khi bị bắt cầm tù và hiểu rỏ bản chất tàn ác của quân cộng sản, ông không còn tha thiết gì với chuyện tham gia và ủng hộ loại người nầy nữa.

Yêu Người
Khi làm công cho một nhà hàng, ông được người thưởng một đô-la. Ông vô nhà bếp chia cho người bạn làm chung phân nữa vì biết bạn mình không bao giờ được ai cho một số tiền như vậy. Ông cảm thấy trong lòng vui sướng không cùng vì vừa được cho tiền và vừa giúp được bạn mình mặc dầu số tiền đó không đáng bao nhiêu.

Yêu Đời
Mặc dầu tuổi tác đã cao, đã long đong trôi nỗi với đời, nhưng lúc nào ông cũng yêu đời. Có lần để khuyên tôỉsống vui, sống khỏe với bịnh hoạn, ông gởi cho tôi hai câu thơ bất hủ của thi sĩ Kahlil Gibran trong bài The Prophet:

"Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy,
Ta còn có một ngày nữa để yêu thương?
(Vô danh)
(To wake at dawn with a winged heart
and give thanks for another day of loving)

Tình Nghĩa
Từ ngày chạy giặc cộng sản cho tới ngày đoàn tụ với gia đình, sống ở xứ người giữa hoàn cảnh tự do trai gái và xa cách vợ mình trong 6 năm dài, tình yêu người vợ hiền yêu dấu của ông vẩn vửng bền như sắt đá trong lòng ông. Ông không phải là hạng người:
"Tin nhà ngày một vắng tin
Mặn tình cát lũy, lạt tình tao khang"
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Tình yêu chung thủy đối với người vợ nhà đang ngày đêm ngóng trông gặp lại chồng của ông thật là đáng?nễ! Trong quyển Đời Tỵ Nạn, ông kể lại chuyện cô Cindy, một thiếu nữ người Mỹ đã quyến rủ ông, một cặp vợ chồng người Việt muốn gả cháu gái cho ông và một người đẹp đã tặng ông một bức tranh ?độc nhứt vô nhị?, nhưng ông đều quyết chí bỏ qua, không nghĩ đến việc ?lăng nhăng?.
Sau khi đọc chuyện ông kể về cô Cindy trong quyển Đời Tỵ Nạn, tôi có viết thơ đùa với ông: ? Tôi rất cảm phục anh. Nếu gặp tôi trong hoàn cảnh như vậy, tôi không biết giãi quyết ra sao đây?!!?. Ông hài hước trả lời: ? Cô Cindy đã có 3, 4 đời chồng. Tôi không muốn phải làm người chồng thứ năm của cô!!?.
Tình nghĩa huynh đệ chi binh Quân Nhu của ông đã được thể hiện qua sự gắn bó và giúp đở Hội Ái Hửu Quân Nhu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong những năm qua của ông. Ông đã không hề tiếc hối khi hiến một số tiến bán sách của ông cho Hội để mong Hội có thể hoạt động được lâu dài. Ít có ai làm được một việc đầy ý nghĩa như vậy.
Chữ tình và nghĩa của ông thật lớn ngay đối với vật vô tri vô giác.
Trong quyển Đời Tỵ Nạn, trang 103, tình nghĩa của ông được thố lộ qua cảm tưởng đối với chiếc xe ?con cóc? của ông như sau:
??Hai năm về trước, lái chiếc xe con cóc xuống Miami, lòng hăng hái, giờ đây, tôi lái trở về ?cố quốc? với chiếc xe cũ, bệ rạc nhiều. Nhớ thương chiếc xe con cóc, tuy bị đụng móp méo mà con cóc vẩn ?thương? mình, nó cho tôi ba trăm đồng trước khi từ giã tôi, một số tiền rất hậu vào thời đó.
Về việc nầy, tôi rút được bài học đáng giá, là khi nào mình chăm sóc, yêu thương ai, một con vật hay một vật vô tri vô giác nào, không phải là điều vô ích mặc dầu lúc ra tay, mình không trông trông đợi đền bù??.

Tranh Đấu
Từ một vị Đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có quyền, có thế, nhưng
sau ngày đổi đời, khi đối diện với những thực tế phủ phàng, nhà văn Lê Văn Hưởng đã không kêu than gì với số phận. Ông đã vật lộn với đời trong một hoàn cảnh sống mới đầy cực khổ và tủi nhục. Ông hòa mình với mọi người và cố nhoi lên trong cuộc sống vì gia đình và bản thân.
Việc ban ngày làm văn phòng phụ giúp giấy tờ cho người tỵ nạn ở Florida sau năm 1980 và ban đêm đi làm nhà hàng để kiếm tiền thêm của ông chứng minh sự đấu tranh với đời hiếm có của ông.
Qua những chuyện viết của ông, người ta thấy cuộc đời ông là một chuổi dài tranh đấu. Tranh đấu để sanh tồn và để vươn lên. Thành công trong đời của ông là kết tụ của những gian khổ và hy sinh.
Với hai bàn tay trắng sau khi trốn chạy khỏi quân cộng sản ở xứ người, ông đã cố gắng quên đi quá khứ để thích nghi với hoàn cảnh mới và kết cuộc gặt hái được những nụ cười tươi với hạnh phúc bên người vợ hiền mà ông trót gởi trọn tình thương yêu. Ông tự hảnh diện với tủi nhục, giỡn đùa với số phận vì hai chử tự do cho gia đình và bản thân. Gian truân và ê chề của cuộc đời không làm ông nãn chí, thất vọng.

Sửa Sai
Trang 53 trong quyển hồi ký Đời Tỵ Nạn của ông, nhà văn Lê Văn Hưởng có kể cho đọc giã một ?chuyện tình? trong quảng đời ?không tỉnh lặng? của ông. Ông cho biết cách đây mấy mươi năm, ông có quen một người đẹp vốn dĩ là một họa sĩ tài ba. Không biết cảm tình của cô dành cho ông thế nào mà cô họa sĩ nầy tặng ông một bức tranh đẹp đôc nhứt vô nhị. Ông không cho biết ông hạ hồi của câu ?chuyện tình? đẹp như mơ thơ như mộng nầy ra sao. Mà ông chỉ kết thúc một cách bỏ hở:
??Nghĩ lại, tôi cảm thấy có tội mấy chục lần hơn anh Phê-Rô (1) lượm được một sợi dây ở đầu kia có dính một con trâu. Sau nầy là thời gian ?sám hối?, danh từ mà đạo nào cũng giãng dạy và nhắc nhỡ mình ăn năn cùng nhận lỗi khi làm điều gì say quấy.
Tục ngữ Pháp có câu: ?Một lỗi thú nhận được tha thứ phân nữa? (Une faute avouée est à moitié pardonné)
(Đời Tỵ Nạn)
Ông muốn nói gì ở đây? Có lẽ ông muốn ám chỉ: ? Có tội thì hảy nhận tội để sửa đổi, cải thiện!. Có thế, tội tình sẽ có thể được nhẹ đi phân nữa. Chớ chưa hẳn là được tha hết! Thế nhưng trên cỏi đời nầy vẩn có người làm lỗi mà không bao giờ thấy và nếu thấy cũng chưa chắc nhận lỗi mình đã gây ra, vẩn nghênh ngang, hống hách!
Cái triết lý trong câu chuyện ?lẫm cẩm sự đời? nầy có lẽ là một bài học cho nhiều người trong chúng ta phải suy ngẫm.
(1)- Chuyện vui về anh chàng Phê-Rô đem bán một con trâu của trời cho, rồi đi đánh bạc thua hết tiền. Sau đó anh di xin tội với một vị linh mục.

KẾT LUẬN

Viết để nói về nhà văn Lê Văn Hưởng trong mấy trang giấy xét ra không đủ. Con người và văn phong của ông có lẽ còn nhiều lắm những độc đáo mà đọc giã chỉ có thể biết được sau khi đọc những tác phẩm của ông.
Tôi là một người lính trong quá khứ không được hân hạnh phục vụ dưới trướng của cựu Đại tá Lê Văn Hưởng. Tôi cũng chưa được hưởng gì gọi là ?ơn mưa móc? của ông.
Cầu xin người đọc đừng cho tôi viết bài nầy để tâng bốc ông lên khỏi chin từng mây vì một lý do gì!. Với nhiệt tình và nhận xét chân thật của lòng, viết bài nầy hôm nay, tôi chỉ muốn trình làng những điều hay vẻ đẹp từ ngòi bút của một nhà văn vỏ biền Quân Nhu mà tôi luôn luôn trọng phục.
Đối với tôi, nhà văn Lê Văn Hưởng là một trong những vì sao sáng trong làng văn học của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở hải ngoại sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Hôm nay, nhà văn Lê Văn Hưởng đã có mặt trên trái đất nầy được 87 năm rồi. Tuổi hạc ông đã cao. Đầu tháng 5/2014, tôi có viết thơ hỏi ông có đi dự đại hội Quân Nhu năm nay hay không. Ông cho biết vì ?Sanh Lão Bệnh Tữ?, sức khỏe của ông không còn được như xưa, nên ông sẽ không thể đi tham dự được. Tôi thấy lòng buồn buồn khi nhận được tin nầy.
Sanh Lão Bệnh Tử? Đúng vậy! Đó là luật thường nhiên! Rồi ai ai cũng sẽ già nua, ai ai cũng sẽ bệnh hoạn để rồi phải từ giã cỏi đời vui buồn nầy.
Tôi nói không kiên kỵ vì sự thật tử sanh có gì là đáng sợ! Rồi một ngày nào ông sẽ ra đi!
Cá nhân tôi sẽ nhớ tiếc ông với tình người, tình lính, tình văn.
Hội Ái Hửu Quân Nhu ở hải ngoại sẽ mãi tưởng thương ông vì chính ông là một trong những người có đầy tình nghĩa Quân Nhu, đã tích cực và hy sinh hổ trợ cho sự tồn tại của Hội nầy một phần lớn.
Văn sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và văn đoàn Việt sẽ mất đi một ngòi viết trên đời hiếm có.
Từ bây giờ tới ngày cát bụi gọi về, tôi cầu mong sức khỏe của ông luôn được dồi dào và ông sẽ còn sống lâu, sống lâu hơn nữa. Ông sẽ sống lâu với những chuổi năm dài không còn phiền lụy, với sự may mắn, bình an và với những nụ cười vui không tắt trên bước đường chiều hạnh phúc thênh thang.

Nam Thảo


Nam Thảo


Mục Lục


7. Nghĩ Về Quê Hương


Trần Thành Mỹ


Hải Vân nhìn từ trên cao xuống


Có những kỷ niệm mà mình luôn mơ sống lại hết lòng,
Có những hoàn cảnh vui buồn mà suốt cả cuộc đời ta không bao giờ quên được,
Có tình cảm sâu thẳm nào còn mãnh liệt hơn cả tình yêu đôi lứa,
Có những con đường mình đi qua một hay nhiều lần tưởng như không bao giờ nhớ nổi mà vẫn còn gây nhớ vương thương,
Có những khuôn mặt hình dáng khuất lấp rải rác thuở nào nghĩ rằng nằm gọn trong vô thức vẫn bồng bềnh trong bộ nhớ,
Có những tiếng cười mủm mỉm reo vang hay ngượng ngập khó tả, tiếng khóc thút thít hay òa vỡ, nỗi buồn ra rít của một ai ấy đó sao mà mình mong nghe thấy lại một lần,
Có tiếng ru à ơi, ầu ơ điểm đệm bằng tiếng kẽo kẹt đu đưa của chiếc võng mắc bên mái hiên nhà giữa trưa hè nắng gắt, sao mà thắm thiết gợi nhớ gợi thương,
Có tiếng gáy ò ó o của chú gà trống dương oai lẫm liệt bên các nàng gà mái đang cục tát bươi đất tìm mồi cho đàn gà con lẩn quẩn chạy quanh,
Cả tiếng chó tru, tiếng mèo ngao thống thiết trong đêm khuya khoắt, tiếng vó ngựa nện nhịp vang trên đường đá từ làng xa ra chợ,
Tiếng cười nắc nẻ, tiếng khóc oa oa của các trẻ hàng xóm, kể cả tiếng gây gổ nẩy lửa giữa láng giềng, tất cả vẫn còn có thể trồi lên bất chợt làm nhịp tim ta nhanh chậm liên hồi,
Có biết bao chuyện bực mình ngày xưa ấy, cái nhìn lạnh băng, cử chỉ vồ vập, lời nói đầu môi, thái độ hững hờ bội bạc,? với dòng thời gian cũng được xoa dịu phôi pha biến đổi để trở thành một phần đời nào đó vẫn còn trong ta, thoạt hiện thoát bay.

Các kỷ niệm ấy, hoàn cảnh ấy, tình cảm ấy, sinh vật ấy, đều là dấu mốc vô hình đã được sàng lọc chôn chặt trong ngăn vô thức hay trên hộc cao hơn, tiềm thức, rồi đến một lúc nào đó bật lên ý thức, tất cả đều thể hiện một chi tiết về sự kiện, dáng vóc hình hài hay tâm linh, một phần nào đó liên quan đến nguồn cội mỗi con người trên thế gian nầy mang tên Quê Hương.

Nếu không có quê hương, ta không biết mình là từ đâu đến, gia đình đồng hương.
Nếu không có quê hương, có thể ta không được biết cái ngọt ngào hay cay đắng của tình yêu, động cơ tuyệt vời có thể giúp ta làm nhiều điều kỳ diệu như cũng như biến đổi con người thành ác thú.
Nếu không có quê hương, ta không biết tình đoàn kết trên thế gian nầy là cần thiết, không một ai có thể sống không sự giúp đỡ của người khác như Sully Prud?homme đã viết « Nul ne peut se vanter de se passer des aưtres ».
Nếu không có quê hương, chắc ta cũng không hiểu tình nhớ lòng thương sao mà sâu sắc ngọt lịm hay nỗi thống khổ tận cùng tim gan huyết mạch như thế nào.
Nếu không có quê hương, chắc chắn ta không bao giờ biết được lòng tự trọng tự hào của một công dân yêu nưóc tự do dân chủ, hay nỗi tủi nhục của một dân tộc nô lệ bị xâm lăng.

Thật ra, chúng ta ai cũng có đất tổ quê cha.
Không có khoa học kỹ thuật hiện đại tân tiến nào ngay cả kỹ nghệ thẩm mỹ vẫn không biến nổi một người Á thành Âu hay da đen thành trắng được.
Sống tha hương bao nhiêu lâu chăng nữa, dù việc hội nhập rất nhuần nhuyễn, nói năng lưu loát có địa vị cao, thành đạt trong nhiều lãnh vực trong xã hội, người ta cũng có thể phân biệt được nguồn gốc mỗi người.
Dù biết rằng hoàn cảnh của thế giới ngày nay càng ngày càng phức tạp, việc thay đổi quốc tịch không làm cho ai ngạc nhiên, tuy nhiên dân tộc nào cũng vẫn còn giữ những nét đặc thù của quê hương mình, ít nhiều truyền thống phong tục của cha ông.

Vậy thì đừng để tính mặc cảm tự ti hay chán nản bi lụy, thờ ơ trước hoàn cảnh riêng hay chung của đất nước mà luôn luôn cố bình tĩnh tập thích nghi hội nhập, sống tự trọng tự lập vươn lên.

Không nên quá bận tâm cho tương lai thế hệ sau nầy, dù con cái ta có bị bứng khỏi nguồn cội ông cha, nhưng với chiếc gương trước mặt là cha mẹ, đồng hương cộng thêm một nền giáo dục tân tiến trong một xã hội văn minh, thế hệ kế tiếp sẽ có thái độ thích ứng, đúng đắn, chính chắn, rạch ròi hơn trong mọi tình huống chắc chắn là khác trước kia.

Đối với ông bà quê hương là tất cả, ta thương ta nhớ và hằng mong một ngày trở về trong tâm tình ngày trước, còn nước tiếp nhận cho ta tị nạn chỉ là quê hương thứ hai, như tâm trạng tình cảm của một người con nưôi dù được đùm bọc tận tình.

Ngược lại con cháu chúng ta lại xem nước định cư quê hương của họ, đó là điều tự nhiên đúng thôi. Phong tục tập quán truyền thống giáo dục cũng không giống nhau, có khi hoàn toàn khác biệt nữa là. Con cháu mình đâu có tắm trong văn hóa văn minh ngày trước làm thế nào hiểu được cái hay cái đẹp để bảo tồn phát huy.

Hơn thế nữa, phải công nhận tiếng Việt, một tiếng đơn âm có dấu rất phong phú dồi dào không dễ gì hiểu thấu đáo, phát âm hay viết cho đúng, và sử dụng lưu loát dễ dàng. Xin thử nghe một người sống lâu ở nước ngoài, ta có thể đoán được ngay người ấy cư ngụ định cư ở đâu vì thông thường trong một câu nói, vô tình hay hữu ý, thường pha trộn một vài tiếng ngoại thật?Việt. Và càng sống lâu ở nước ngoài và tiếp xúc thường xuyên với môi trường sinh hoạt, cách phát âm cũng mang ảnh hưởng đậm tiếng nước sở tại không hoàn toàn như tiếng mẹ quê hương.

Nước chảy xuôi dòng, nếu ta nhận chân rằng không thể ngăn chận sự luân lưu biến đổi trên thế giới thì cố gắng vui sống hội nhập, tự lực, tự trọng và nếu còn có thể góp phần bằng trí lực khả năng của mình trong cuộc sống thường nhật xã hội bất cứ nơi nào trên thế giới.

Vẫn biết rằng nếu ta không yêu quê hương ta thì ta không thể nào thương được nước người. Nhưng mối tình quê hương ấy cũng không giống nhau, mỗi người mỗi cách.
Vậy thì, thầm nghĩ rằng nếu mỗi người chúng ta đều cố gắng sống tốt hết lòng tha nhân mà vẫn không để mất cái « mình» thiện của mình trong mọi hoàn cảnh đã đều xứng đáng là một người con lương dân của tổ quốc quê hương.



Trần Thành Mỹ


Mục Lục


8. Canada Đất Rộng Người Thưa


Nguyễn Quý Đại


Thời tiết ở Đức lạnh như Canada, bởi vậy nhiều người Đức không muốn đến Canada mà họ đến các quốc gia có nắng ấm hơn. Chúng tôi đi du lịch đường dài từ Houston, Miami, Washington, New York? Hãng bảo hiểm xe cho phép chúng tôi sang Canada, nhưng từ chối đến Mexico, chứng tỏ đời sống ở Canada an toàn như ở Mỹ. Trung tuần tháng năm dù thời tiết ở vùng Bắc Mỹ còn se lạnh, chúng tôi không bỏ cơ hội đi thăm Canada.

Địa lý và lịch sử Canada tóm lược

Canada có diện tích lớn thứ hai trên thế giới khoảng 10 triệu km2; (sau Liên bang Nga), nằm ở lục địa Bắc Mỹ, phía nam giáp Hoa Kỳ, phía bắc giáp Alaska (Hoa Kỳ) và Bắc Cực, phía đông giáp Đại tây Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương. Phần lớn vùng Bắc Cực thuộc Canada bị đóng băng bao phủ vĩnh cửu. Canada có bờ biển dài nhất thế giới là 202.080 km và biên giới đất liền với Hoa Kỳ dài 8.891 km. Canada có khí hậu ôn đới, chia thành hai mùa chính: mùa đông kéo dài, tuyết băng phủ kín; mùa hè mát, ấm. Ngũ Đại Hồ (bao gồm Hồ Superior, Hồ Michigan, Hồ Huron, Hồ Erie và Hồ Ontario). Dân số 35,16 triệu.
Từ tiểu bang New York đi Québec thời tiết gió lạnh, nhiều nơi còn đọng lại những đống tuyết trắng dưới những gốc thông già xanh lá. Thành phố Québec diện tích 454,1 km² dân số trên 500 ngàn người, nhà cửa kiến trúc giống như ở Pháp. Đời sống thành phố nầy ảnh hưởng văn hóa Pháp, còn một khu phố cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1985. Vì vậy Québec còn được gọi là Cố đô (La Vieille Capitale). Gió rất mạnh và lạnh trên sân Lâu đài Fontenac, người ốm yếu có thể bay theo gió, nhưng không thể làm đổ những khẩu súng đồng đen cổ nặng nằm yên với nòng súng hướng về dòng sông Saint-Laurent thơ mộng, nhiều ghe tàu qua lại. Khu phố cổ Petit Champlain yên tĩnh. Nhà thờ Sainte-Anne-de-Beaupré cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn, theo tài liệu thành phố Québec được Samuel de Champlain chính thức thành lập ngày 03.7.1608, dưới sự bảo trợ của Pierre Dugua de Mons, được xem là nơi khởi thủy của cộng đồng nói tiếng Pháp ở Bắc Mỹ.
Năm 1535 người Âu Châu đầu tiên đến Québec là nhà thám hiểm Jacques Cartier, ông đi thuyền ngược lên sông Saint-Laurent đến một ngôi làng nhỏ có tên là Stadacona (một địa điểm trong phố Québec hiện nay) của thổ dân Iroquois và năm1608 nhà thám hiểm Samuel de Champlain cũng đến đây. Từ đó Québec thành thuộc địa của Đế quốc Pháp, dưới thời vua Louis XII và được đặt tên là Nouvelle-France / New France), đến 1663 thì vua Louis XIV sắc phong Nouveau France thành một tỉnh (province) của Pháp. Năm 1763 Pháp thua Anh và vua Louis XV phải nhượng xứ Québec cho Đế quốc Anh. Người Anh cai trị Québec nhưng vẫn cho dân chúng giữ các phong tục và luật lệ của người Pháp.
Hotel Hilton Quebec cách viện bảo tàng nghệ thuật khoảng 1,5 km và toà nhà Quốc hội 5 phút đi bộ. Về đêm trên tầng 10 nhìn xuống phố rất đẹp, Hotel ở Canada nếu xử dụng Wilan phải trả tiền 10 dollar Canada (CAD), chỗ đậu xe một ngày từ 20-30 CAD trong lúc bên Mỹ xài WFI, đậu xe thoả mái không phải trả thêm tiền.
Từ Québec về Montréal hai bên xa lộ ít nhà cửa, những cánh đồng rộng mênh mông màu xám của đất, thời tiết lạnh các nông trại chưa canh tác. Xăng dầu, bier, rượu ở Canada đắt gấp đôi Mỹ, nhưng thuốc tây thì rẻ hơn. Mua nước phải trả tiền thế võ, chai như ở Đức, vì bảo vệ môi trường không bỏ chai vào thùng rác như ở Mỹ. Các thành phố của Canada, muốn tìm nhà vệ sinh vào Mc Donald´s phải mua ít nhất 10 CND, thì nhân viên phục vụ họ sẽ mở cửa WC. Hay vào các phòng hướng dẫn du lịch Info. của thành phố sạch sẽ thoả mái, nhưng chỗ đậu xe là một vấn đề khó khăn. Nên để xe ở Hotel đi phương tiện công cộng tiện lợi, đôi khi đậu xe bị phạt, bị đập kính lấy trộm nhiều người bị mất hết quần áo, laptop ?lỡ khóc lỡ cười?.
Thành phố Montréal có diện tích 365,13 km², dân số vào khoảng 1,6 triệu là một hòn đảo lớn nằm giữa sông Saint-Laurent và rất nổi tiếng về lịch sử, kiến trúc và các hoạt động văn hoá. Cho đến đầu thập niên 1980, Montréal vẫn còn là thành phố đông dân nhất của Canada, phần lớn nói tiếng Pháp, thế hệ trẻ nói cả 2 ngôn ngữ Anh và Pháp.

Montréal vốn là đất của thổ dân Algonquin, Huron và Iroquois từ hàng ngàn năm trước khi người Pháp đến thám hiểm Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 16 (Jacques Cartier - 1535; Samuel de Champlain - 1608). Đến 1642 các nhà truyền giáo Paul de Chomedey de Maisonneuve và Jeanne Mance lập ra một làng nằm trong phạm vi của Montréal ngày nay. Làng đó được đặt tên là Ville-Marie và càng ngày càng mở rộng nhờ vào sự trao đổi giữa người Pháp định cư và dân bản xứ. Đa số dân của Ville-Marie là người Pháp nhưng sau khi Hầu tước Vaudreuil (Pierre Francois de Rigaud) trao thành Ville-Marie cho Đế quốc Anh năm 1760, các dân di cư từ Anh, Ireland, Scotland và những nơi khác ở Âu Châu cũng đến lập nghiệp tại đây. Montréal chính thức trở thành một thành phố vào năm 1832. Từ thập niên 1860 đến thập niên 1930 là thời kỳ huy hoàng nhất của Montréal, nhiều người cho rằng thời kỳ này kéo dài đến cuối thập niên 1970, trước khi các kỹ nghệ, thương mại và dân nói tiếng Anh dọn đi Toronto.
Montréal vẫn còn là một thành phố quan trọng của Bắc Mỹ, về thương mại, kỹ nghệ, đầu tư, chính trị, du lịch và nhất là về các hoạt động văn hóa. Montréal là hải cảng chính nối liền Ngũ Đại Hồ với Đại Tây Dương. Dưới ảnh hưởng của hai nền văn hóa Anh và Pháp, cộng thêm vào đó là dân cư nói nhiều thứ tiếng, Montréal trở thành một gạch nối tự nhiên giữa Châu Âu và Bắc Mỹ, giữ được rất nhiều kiến trúc cổ từ thế kỷ 18, thế kỷ 19 cho đến những trụ sở thương mại của đầu thế kỷ 20 và những cao ốc trụ sở kinh doanh xây vào thập niên 1950, 1960. Khu Montréal Cổ (Vieux Montréal/ Old Montreal) còn nhiều con đường đá và nhiều di tích cũ của thị trấn Ville-Marie ngày xưa, có hệ thống xe điện ngầm (Métro) nối liền với các hệ thống xe lửa và xe buýt sang hai thành phố bên kia bờ sông của Montréal (Laval và Longeuil) có đường hầm dưới sông Saint-Laurent. Hầu hết các cơ sở thương mại, trường đại học (có 8 trường đại học và nhiều trường cao đẳng), cơ quan chính phủ và các cao ốc tại trung tâm thành phố được nối với nhau bằng đường hầm. Ảnh hưởng của tôn giáo, nhất là Giáo hội Công giáo La Mã, từng phát triển hàng trăm nhà thờ to nhỏ khác nhau tại Montréal. Nhà thờ Thờ Thánh Giuse đẹp, trên đồi cao ?đồi vọng cảnh? nhìn xuống phố phong cảnh bao la.
Chúng tôi đến thủ đô Ottawa trời mưa nặng hạt kéo dài cả ngày, không thể đi dạo xem phong cảnh, đành phải chạy xe quanh thành phố ?cưỡi ngựa xem hoả. Các công trình kiến trúc cổ như Tòa nhà Nghị viện (Parliament Buildings), Dinh Toàn quyền Rideau (Rideau Hall), Tòa nhà Liên bang (Confederation Building), viện bảo tàng, thư viện quốc gia và các trường đại học Carleton và Đại học Ottawa. Trước tòa Nhà Quốc Hội có ngọn Lửa/Centennial Flame được xây vào năm 1967 để đánh dấu thời lập quốc của Canada. Đài Tưởng niệm Chiến tranh Quốc gia tại quảng trường Confederation.

Thành phố Ottawa cũng có những khu thương mại sầm uất và các cao ốc hiện đại giống như Montréal. Ottawa nằm trong thung lũng cách Toronto 400 km và Montréal 190 km, diện tích 2.778,64 km², dân số trên 800 ngàn người (xếp thứ 4 Canada). Giả từ Ottawa đến vùng biển hồ ngàn đảo (1000 islands Cruises), mặt hồ còn mù sương, tàu thuyền đậu ở bến chỉ có đàn chim hải âu bay lượn tìm mồi. Vùng nầy mùa hè nhiều du khách đi thuyền trên hồ thưởng thức phong cảnh thiên nhiên mây nước. Nhờ vắng khách nên Hotel cũng hạ giá, trước khi đến Toronto ghé vào Kingston, thành phố này là thủ đô đầu tiên từ thuộc địa của Anh lớn nhất ở Bắc Mỹ (ngày 31.12. 1857 Nữ hoàng Victoria được thỉnh cầu để định đô cho xứ Canada gồm tỉnh bang Québec và Ontario và bà đã chọn Ottawa).
Năm 1841 thành lập đại học Queen's University ở Kingston lâu đời nhất Canada số sinh viên theo học hơn 16 ngàn người. Cuối thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20, Kingston là một thành phố cảng lớn đóng tàu và sản xuất đầu máy xe lửa còn lưu lại đầu máy màu đen ?trơ gan cùng tuế nguyệt!? trên có hàng chữ ?Canadian Pacific? tại bến cảng Port Royal lộng gió.
Chúng tôi ghé thăm ?The big Applẻ nơi sản xuất bánh, mức rượu táo, đặc sản nổi tiếng thơm ngon. Về chiều trời quang đãng hơn từ xa có thể nhìn thấy Toronto với những nhà cao tầng và tháp CN (Canadian National Tower) cao 553,33m, chúng tôi vào thành phố thời gian người ta đi làm về nên bị kẹt xe cả tiếng đồng hồ, sau đó đến nhà anh chị Tùng-Cân dùng cơm tối với vài người bạn thân. Anh Tùng là bạn từ thời học trung học ở Tam Kỳ với cậu Văn, nên gặp nhau rất vui, thường kể chuyện thời niên thiếu. Khi trưởng thành cậu Văn vào Không quân, anh Tùng còn là sinh viên khoa học ở Sài Gòn, năm 1972 anh bị động viên vào trường sĩ quan Thủ Đức, ra trường đi tác chiến, sau 1975 bị tù (tập trung cải tạo) và vượt biển đến Canada 1980. Anh chị có 3 cháu gái tốt nghiệp đại học, 2 cô lập gia đình. Trước khi đến Canada tôi có mail và dự định thăm nhà văn Trần Gia Phụng và anh Nguyễn Văn Phát là chủ tịch HỘI ÁI HỮU CỰU SVSQ TRỪ BỊ THỦ ĐỨC ONTARIO. Anh Phát là người gọi cellphone nhiều lần khi tôi đến Mỹ, anh nhiệt tình mời chúng tôi về nhà. Cảm ơn anh chị Phát rất nhiều vì anh chị còn đi làm, tôi không muốn làm phiền, may mắn có anh chị Tùng Cân làm hướng dẫn viên du lịch và dành cho mỗi người một phòng vì các con đã ra riêng. Trong những ngày gặp nhau nghe giọng nói đặc địa phương xứ Quảng ?chu choa, hỉ, răng hè? ? của chị Cân chúng tôi cảm thấy rất vui và gần gũi? Trời lạnh ăn bánh xèo của các bà đổ ngon tuyệt cú mèo, có thêm món bê thui mua ở nhà ông ?Bắc Kỳ? chấm với mắm ?cái? cá cơm rất ngon vì ở Houston, cũng như Munich không có bán. Ở Canada không thể thiếu món tôm hùm vùng Halifax, New Founland (Atlantic Ocean). Cua nổi tiếng thì vùng biển Vancouver tỉnh bang British Columbia.

Tôi và anh Tùng tới thăm gia đình anh Phát, khi tới gần nhà thì thấy 2 cột cờ cao cờ Canada và cờ Vàng ba sọc đỏ tung bay trong gió chiều, đúng là nhà ông chủ tịch với tinh thần chống cộng. (Anh Phát vượt biên đến Pulau Bidong tháng 5 năm 1981 và đến Canada cuối tháng 10, 1982). Chúng tôi gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện về sinh hoạt của người Việt tại địa phương và CanadảChị Phát làm các món nhậu để anh em lai rai trước khi chị về cùng ăn tối. Anh Đặng Sơn là webmaster của trang nhà http://thuduc-ontario.ca đến cùng nâng ly vui mừng ngày gặp nhau trong tình thân cùng một lý tưởng...Cuộc tiệc chưa tàn chúng tôi phải chia tay vì anh Tùng phải đi phi trường đón cô gái út về thăm nhà. Hy vọng các anh Sơn, anh Phát có dịp đi Âu Châu ghé Munich tôi sẽ là hướng dẫn viên du lịch và nhiều thì giờ tâm sự hơn.
Toronto có diện tích 630 km² là thành phố đông dân nhất tại Canada trên 2.615.060 người. Mỗi năm có trên 100.000 người nhập cư đến khu vực Toronto. Lịch sử Toronto bắt đầu vào cuối thế kỷ 18 khi Anh Quốc mua đất của người bản địa. Khu định cư được thiết lập tại đây mang tên là York, và được Phó Thống đốc John Graves Simcoe chọn làm thủ đô của Thượng Canada (Upper Canada). (thời đó Canada chia làm 2 phần thượng và hạ) Thành phố bị tàn phá trong chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc năm 1812. Ngày 06.3.1834. York đổi tên là Toronto, là thành phố đứng đầu về kinh tế, thương nghiệp của Canada, là nơi đặt trụ sở của sở giao dịch chứng khoán và ngân hàng lớn nhất Canada. Những khu vực kinh tế hàng đầu trong thành phố là tài chính,viễn thông, hàng không, giao thông, truyền thông, nghệ thuật, xuất bản, sản xuất Software, nghiên cứu y tế, giáo dục, du lịch và kỹ thuật.

Người Việt Tại Canada

Trước năm 1975 có một số Sinh viên miền Nam du học và sau 30.4.1975 Chính phủ Canada mở rộng vòng tay nhân đạo, đón nhận thuyền nhân Việt Nam tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á Châu. Theo tài liệu thì người Canada gốc Việt/ Vietnamese Canadian sống tập trung ở 4 tỉnh bang: Ontario 83.330 (45%); Québec 33.815 (19%); British Columbia 30.835 (18%), và Alberta 25.170 (14%). Đa số sống ở các vùng đô thị: Toronto 56.095; Montreal 30.515; Vancouver 26.110; hay Calgary 14.285. Sinh hoạt của cộng đồng người Việt phát triển về văn hóa, chính trị, tâm linh: có khoảng 40 chùa, trong đó có 8 ở Montreal, 7 ở Toronto, và 4 ở Vancouver, số còn lại ở các tỉnh bang khác.
Cộng Đoàn Kitô giáo, có nhiều giáo xứ và Linh mục tuyên uý người Việt. Đặc biệt Giám mục trẻ tuổi nhất của Tổng Giáo Phận Toronto là Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, được cử làm Chuởng Ấn kiêm Trưởng Văn Phòng Giáo Phủ Tổng Giáo Phận Toronto. Từ vị Cha Sở trẻ tuổi nhất của St. Cecilia, Linh mục Vincent Nguyễn M ạnh Hiếu trở thành vị GM Canada tiên khởi gốc thuyền nhân Việt Nam có tuổi đời trẻ nhất trong hàng Giám mục Canada. Một dự án xây dựng Đền dâng kính Đức Mẹ La-Vang Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam sẽ được thực hiện trong tương lai.

Sinh họat về truyền thông báo chí: có ba hay bốn nhà xuất bản Việt ngữ và khoảng 30 tờ báo và tạp chí. Đài truyền hình SBTN phát hình tin tức quảng cáo suốt ngày. HỘI ÁI HỮU CỰU SVSQ TRỪ BỊ THỦ ĐỨC ONTARIO vào dịp TẾT Việt Nam đều phát hành Đặc San Lửa Thiêng nội dung phong phú, với những cây bút một thời từng vào sanh ra tử trên chiến trận khói lửa khắp bốn vùng chiến thuật. Đặc San là một sự nối kết tinh thần huynh đệ chi binh. Cũng như Liên Hội Người Việt tại Canada đấu tranh cho Tự do và Dân chủ cho Việt Nam, vận động người đi trước bảo trợ cho những người sau kém may mắn bị từ chối cho đi định cư còn ở lại bên đất Phi, một số gia đình được bảo trợ về tài chánh, nhà cửa? được định cư tại Canada. Đó là một nghiã cử cao đẹp của người Việt đi trước. Trong những năm qua Liên Hội vận động xây dựng dự án ?Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân? số tiền thu được trên 1,5 triệu CND, vì vật giá leo thang nên chưa thực hiện được dù đã có đất! Nhiều tiệm Nails cũng như Restaurant do người Việt Nam làm chủ, tôi có nghe các bạn một thời Phan Châu Trinh cho biết cô Trần Thiếu Lan nữ sinh Phan Thanh Giản (Tú tài IBM) cũng là Webmaster của trang nhà PTG, kinh doanh về Restaurant, tôi mail hỏi địa chỉ để cùng thân hữu tới ăn tối, nhưng Thiếu Lan đã về vui thú điền viên.
Nhìn chung người Việt tại Canada, cũng như trên thế giới hội nhập thành công tốt đẹp. Chúng ta có thể hãnh diện thế hệ thứ hai phần lớn tốt nghiệp đại học các ngành như: Khoa học kỹ thuật, Chính trị, Kinh Tế làm rạng danh Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CS. Tại Ontario có ông Ngô Thanh Hải từng là sĩ quan Quân lực VNCH, định cư từ năm 1975. Hiện nay là Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ Canada đại diện cho tỉnh bang Ontario. Trước khi ông được bổ nhiệm vào Thượng viện Canada, ông là một chánh án chuyên về Di trú & Quốc tịch tại thành phố Ottawa. Trong những sinh hoạt về văn hoá, biểu tình chống CSVN luôn có sự đồng hành của ông Ngô Thanh Hải.
Canada đất rộng, dân số hơn 35 triệu, so với VN dân số trên 90 triệu còn chậm tiến lạc hậu vì theo chế độ độc tài CS. Canada phát triển vững mạnh về kinh tế, từng tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1976 tại Montréal, Thế vận hội Mùa đông 1988 tại Calgary, Thế vận hội Mùa đông 2010 tại Vancouver và đang chuẩn bị tổ chức PanAm Games vào tháng 7, 2015 tại Toronto. Canada tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế với những quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu của thế giới như: G8, G20. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Canada là một trong các cường quốc công nghiệp với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, thương mại, văn hóa chính phủ dành tới 5.2% GDP để đầu tư đào tạo nhân lực, các nguồn chi từ người dân cũng chiếm 1.8 % GDP. Canada chú ý đến vấn đề giáo dục là quan trọng để phục vụ phát triển nền kinh tế. GDP trung bình mỗi người ở mức 51.990 USD. Tài nguyên dồi dào phong phú, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Về phúc lợi xã hội hệ thống y tế hiện đại và hoàn toàn miễn phí cho người dân. Hệ thống giáo dục cấp trung học miễn phí, nhà nghèo, cha mẹ thu nhập thấp thì tiền hàng tháng chính phủ trợ cấp cho gia đình có con cái càng nhiều, giúp đỡ đối với trẻ em sinh ra tàn tật. Sinh viên được Chính phủ cho vay tiền học, cho tiền ăn ở (nếu thu nhập thấp).
Canada có nền dân chủ Đại Nghị Liên Bang, là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một thành viên của Thịnh vượng chung các quốc gia, xử dụng hai ngôn ngữ chính tiếng Anh, tiếng Pháp và một số ngôn ngữ của các dân tộc thông dụng là tiếng: Quảng Đông (1.072.555 người), Punjab (430.705), Tây Ban Nha (410.670), Đức (409.200), và Ý (407.490), tiếng Việt (trên 200.000).

Về đời sống ở Canada một phần giống nước Đức về an sinh xã hội, giáo dục, Người Đức bảo thủ hơn, người ngoại quốc khó giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền, nếu học ngành Chính trị xã hội ra trường không có việc làm... trường hợp ngoại lệ ông Philipp Rösler người Việt Nam theo đảng FDP được bầu vào chức Bộ trưởng Kinh tế liên bang chỉ một nhiệm kỳ mà thôi. Ở Canada với người già có phần dễ giải hơn, lãnh tiền già có thể về Việt Nam sinh sống với con cháu lâu hơn, trong khi ở Mỹ ra khỏi nước 1 tháng là bị cúp tiền trợ cấp. Mọi quốc gia đều có luật lệ riêng, người ở Đức mà trồng cần sa thi bị tù không dưới 10 năm, tài sản bị tịch thu, bị trục xuất.

Canada có hai biểu tượng là: Lá Phong và con Hải Ly

Lá Phong: Maple Leaf/ Ahornblatte. Theo tài liệu từ năm 1700 lá Phong được xem là biểu tượng của người dân bản xứ thuộc khu vực Bắc-Mỹ. Năm 1868 là Phong được vẽ trên huy hiệu của tỉnh Ontario, Québec và trên quốc huy Canada năm 1921. Từ khi Canada độc lập năm 1867, Alexander Muir (1830-1906) sáng tác ca khúc ?The Maple Leaf Forever? như quốc ca. Bắt đầu từ thập niên 1960 Calixa Lavallée viết nhạc phẩm ? O Canadả trở nên phổ biến. Năm 1960 Quộc hội Canada ban hành một đạo luật công nhận đó Quốc ca chính thức.
Cờ Canada có 2 màu đỏ trắng chia làm 3 phần nền đỏ trắngtheo tỷ lệ (1-2-1) hình lá Phong ở giữa trên màu trắng, chiều rộng của quốc kỳ gấp hai lần chiều cao. Đó là bản vẻ của George F. G. Stanley được chọn là quốc kỳ chính thức của Canada ngày 15.02.1965.
Hải ly: Beaver/ Biber tên khoa học Castor là chi động vật có vú, sống lưỡng cư (cả dưới nước và trên bờ). Thuộc loại gặm nhấm ăn rể, gốc cây vào ban đêm, nó dài từ 70-100 cm nặng 20-30 kilô, tuổi thọ từ 10-20 năm. Hải ly cái tài đắp đập, đào kinh xây ổ thích hợp theo 2 mùa mưa nắng, người Canada cho Hải ly có đức tính cần cù, chăm chỉ. Năm 1851 ông Samford Fleming đưa hình Hải ly lên con tem đàu tiên của quốc gia loại tem ?Ba xu Hải Lỷ sau nầy có thêm hình Hải ly trên tiền đồng của Canadả
Chúng tôi giả từ Toronto đến Niagara Falls, thác nước đẹp nỗi tiếng, hùng vĩ nhiều du khách đến thăm, lái xe dọc theo bờ hồ nước xanh mây trắng bay rất thơ mộng. Niagara Falls có Casino sinh hoạt ồn ào của người có máu đỏ đen, tôi thấy rất nhiều người Việt nói giọng Bắc đánh bài rất đông không biết họ ăn thua thế nào? Chúng tôi đi du lịch không thích đánh bài vào Casino để biết không dễ gì ăn, đồng tiền chân chính từ mồ hôi của mình mới tốn tại bền lâu. "cờ bạc là bác thằng bần, cửa nhà bán hết ra thân ăn mày"? Cảm ơn anh chị Tùng- Cân tiếp đón nồng hậu chân tình và lấy phòng trước Hilton Hotel ở Casino chúng tôi không phải trả tiền. Những ngày ở Canada qua các thành phố thật nhiều kỷ niệm đẹp khó quên.
Bài bút ký du lịch chỉ tóm lược những nét chính qua địa lý, về lịch sử của Canada, là Quốc gia cũng gian nan một thời chiến tranh, thuộc địa? nhưng dân tộc Canada họ vượt qua mọi khó khó khăn để dựng nước, giành độc lập, tự do, dân chủ, đất nước phát triển giàu mạnh thành một trong cường quốc của thế giới./.


tài liệu tham khảo Wikipedia và Info. hướng dẫn du lịch



TÀi LIỆU ĐỌC THÊM
Từ cuối thế kỷ 15, người Anh và người Pháp thành lập các thuộc địa trên vùng duyên hải Đại Tây Dương. Căn cứ theo Đạo luật Bắc Mỹ Canada thuộc Anh vào ngày 1/7/1867, năm 1919 ba thuộc địa hợp thành thuộc địa liên bang tự trị Canada là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc vào năm 1945 và của NATO năm 1949. Anh Quốc trao trả độc lập cho Canada năm 1982 . Canada có các tỉnh bang: British Columbia, Alberta, Saskatchewan, Manitoba, Ontario, Quebec, New Brunswick, Đảo Hoàng Tử Edward, Nova Scotia, Newfoundland và Labrador và 3 vùng lãnh thổ:Yukon, Northwest Territories và Nunavut.
Dân số trên 35 triệu, theo tỷ lệ: người Anh (21%), người Pháp (15,8%), người Scoltand (15,1%), người Ireland (13,9%), người Đức (10,2%), người Ý (4,6%), người Hoa (4,3%), thổ dân (4,0%), người Ukraina (3,9%), và người Hà Lan (3,3%)...Về mặt lịch sử, Canada chịu ảnh hưởng của các văn hóa và truyền thống Anh Quốc, Pháp, và thổ dân

Nguyễn Quý Đại


Mục Lục


IIỊ Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 153 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMua.com Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.

Địa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors