Số 172

Ngày 1 tháng 8 năm 2016

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com

Thư Ngỏ



Cuối tháng 7, trời Washington DC nắng như thiêu đốt , gần 100 độ mỗi ngày. Mỗi ngày chỉ cần ra khỏi nhà trong vòng năm phút là đã thấy mồ hôi chảy thấm ướt áo. Ngay đến những trận tranh giải tennis hằng năm ở Thủ đô này, có đấu thủ thiếu điều bỏ cuộc vì nhiệt độ trên sân xi măng lên đến 125 độ. Còn khu khán giả ngồi thì thôi, vắng hoe ... vì không chịu nỗi sức nóng cho nên chỉ thấy lèo tèo một vài khán giả vừa coi vừa uống nước ....

Đại hội đảng Cộng Hòa đi qua vào đầu tháng 7 với ứng cử viên Donald Trump được bầu đại diện cho đảng này tranh cử Tổng Thống, thì đến cuối tháng lại diễn ra đại hội của đảng Dân Chủ ở thành phố Philadelphia cổ kính, nơi mà bà Hillary Clinton được bầu đại diện cho đảng để ra tranh cử . Chỉ còn khoảng 4 tháng nữa thôi thì Hoa Kỳ sẽ có một Tổng Thống mới. Nhận xét chung là nếu Bà Clinton đắc cử thì mọi chuyện sẽ không thay đổi gì mấy so với hiện nay. Còn nếu Ông Trump đắc cử thì chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi vì Ông được những người bất mãn với tình hình hiện tại ủng hộ tối đa.

Tháng 8 đến là tháng có lễ Vu Lan là một ngày lễ báo hiếu cho cha mẹ . Ở ngoại quốc thì có lễ Mẹ (Mother's Day) vào tháng 5. Thiền sư Nhất Hạnh đã viết bài "Bông Hồng Cài Áo" nhắc lại tục lệ ở Tây Phương ...anh sẽ được cài bông hồng đỏ trên áo nếu anh còn Mẹ, ngược lại anh sẽ được cài bông hồng trắng nếu anh mất Mẹ.

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã viết bài "Bông Hồng Cài Áo" dựa theo bài viết của thiền sư Nhất Hạnh. Xin ghi lại để tặng cho những người còn Mẹ

Một bông Hồng cho em
Một bông Hồng cho anh
Và một bông Hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
...
Rồi một chiều nào đó anh về
Nhìn Mẹ yêu
Nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng
"Mẹ ơi, Mẹ ơi... Mẹ có biết hay không ?"
-Biết gì ?
"Biết là, biết là... con thương Mẹ không ?"
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi
Hãy cùng tôi vui sướng đi...

Và cho những người mất Mẹ, trong số đó có tôi, nhạc sĩ Nguyễn Thanh Cảnh đã viết bài "Bông Hồng Cài Áo 2015"

Cài một hoa trắng thương tiếc Mẹ cõi vĩnh hằng
..............................
Khi mất Mẹ em vẫn là một trẻ mồ côi
(Khi mất Mẹ Ôi bất hạnh Mất cả bầu trời)..

Trường Như (Trung Kỳ)
Ban Biên Tập Giao Muà

Mục Lục

Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Mẹ Đã Đi Rồi ______ Nguyệt Vân
2. Tưởng Nhớ anh Ray ______Vân Hà
3. Gửi Chị ______ Hàn Lệ Thu
4. Đêm Buồn Nhớ Mẹ ______Song An Châu
5. Nỗi Buồn Quê Hương Tôi. ______ Nguyênhoang
6. Cho Một Loài Chim Hải Đảo ______ Phan Tưởng Niệm
7. Mưa Giăng ______ Sông Cửu
8. Mái Tóc Anh ______Nguyễn Thị Thanh Dương.
9. Chiều Trên Đồi ______ Tử Du
10. Tận Cùng Nỗi Nhớ ______ Chung Thủy
11. Ngỡ Đã Trọn Mơ ... ______Jacaranda
12. Với Em ______Hồ Chí Bửu
13. Lời Của Nàng Thơ ______Lê Miên Khương
14. Hoa Buồn Cuối Hạ ______Đông Hòa Nguyễn Chí Hiệp (Vĩnh Lưu)
15. Một Thời Đã Xa ______ Trần Đan Hà
16. Bờ Bến Lạ ______ Vành Khuyên
17. Mưa ______ Nam Thảo
18. Tim Quặn Thắt Hoa Choàng Áo Quan ______ Tình Hoài Hương
19. Vợ Người Thương Binh ______ Hàn Thiên Lương

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Ngày Con Ra Trường ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương
3.Duyên Số ___________ Vành Khuyên
4. Vọng Mưa Mùa Cũ ___________ Phan thái Yên
5. Hai Lúa Đi Malaysia ___________ Nguyễn Quý Đại
6. Đi Về Đâu ___________ Trần Thành Mỹ

III . Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________

1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1.   Mẹ Đã Đi Rồi   
  

Mẹ đã đi rồi xa các con
Trần gian hình bóng mẹ chẳng còn
Trăm năm xác mẹ hoà cùng đất
Linh hồn thanh thản mẹ về non 

Mẹ ạ! đừng lưu luyến cõi trần
Chỉ là tạm bợ của thề nhân
Một đời, một kiếp con người ấy
Cũng trắng tay đi chẳng được phần 

Con về thăm mẹ thấp nén hương
Ðứng nhìn linh vị thấy mà thương
Ðây hình hài đó, ngày xưa đó
Mẹ tạo thành con thịt, máu, xương. 

Mẹ hiểu cho con nhớ mẹ nhiều
Những dòng nước mắt khóc mẹ yêu
Chung quanh nhang khói mờ bao phủ
Âm vang vọng lại tiếng kinh cầu 

Mẹ đã an phần cõi vãng sanh
Con Thuyền Bát Nhã phủ vàng quanh
Hai hàng Ðạo Hữu vang tụng niệm
Chí Tôn, Phật Mẫu độ phước lành 

Mẹ đã chờ con phút cuối cùng
Nhẹ nhàng hơi thở lúc lâm chung
Mẹ đi êm ái như cơn gió
Nhắm mắt, xuôi tay đẹp vô cùng 

Nết mặt Thiên Thần như giấc ngủ
Linh hồn lìa xác thật an nhiên
Trả lại cho đời bao hệ lụy
Từ nay mẹ chẳng vướng ưu phiền 

Tang mẹ trên đầu con khăn trắng
Áo sô, quần thụng có gì đâu?
Tang mẹ trong lòng con mới đáng
Khóc hoài sao chẳng thấy vơi sầu 

Thôi đừng lưu luyến nữa mẹ ơi!
Sinh, tử biệt ly ấy số trời
Chín bốn năm dài trên dương thế
Cũng đủ thời gian trả nợ đời 

Biết thế mà lòng con thấy đau
Mẫu từ con chưa trọn trước sau
Nén nhang con khấn lời tạ tôi
Mẹ hiểu lòng con, mẹ yêu nào!!!!

Bạc Liêu, ngày 28/6/2016

(Mẹ mất vào ngày 26/6/1016, mẹ là Phó Trị Sự Thánh Thất Cao Đài Tỉnh Bạc Liêu, Nên lể tang làm thao nghi thức của Đạo CÐ)     




Má Chị 

Thương Tặng chị Nguyệt Vân


Lần đầu thăm mẹ chị
Bà móm mém cười tươi
Bạn con Tư đó hả?
Mừng con tới nhà chơi

Chị năm kề hỏi nhỏ
Mẹ nhắn gởi gì không ?
Nói Tư về thăm má
Đang đêm ngày nhớ mong

Má lắc đầu, xa vắng
Thôi nhắn nhủ làm chi
Nó bên kia, lo lắng 
Rầu lo chứ ích gì

Khi khả năng cho phép
Má biết nó sẽ về
Nghe xong,  em muốn khóc
Thật mẹ hiểu chị ghê

Năm sau em thăm mẹ
Hắt hiu dáng hao gầy
Mẹ không buồn ngồi dậy
Em nghe mắt mình cay

Lần này em không dám 
Gởi chị, ảnh mẹ già
Chỉ nhắc về thăm má
Biết lòng chị xót xa

Cũng bao lần hấp hối 
Chị lật đật bay về
Chăm lo, mẹ qua khỏi
Chị đi, lòng ở quê

Lần này, về bên mẹ
Kịp vuốt mắt mà thôi
Mẹ ráng chờ gặp chị
Mới nhắm mắt buông xuôi

Phận làm con chị đã
Ít nhất lúc cuối đời
Chít khăn tang cho mẹ
Tròn chữ Hiếu , chị ơi !

Vân Hà 

29/6/2016
                                    
 Nguyệt Vân   
Mục Lục


2. Tưởng Nhớ anh Ray Anh đã ra đi bỏ cuộc rồi Bỏ người vợ trẻ, bỏ con côi Trẻ thời vùng vẫy, đời oanh liệt Tuổi già, sức yếu, trút tàn hơi Bảy mươi sáu tuổi, mòn trí não Quên hết trần gian chốn lao đao Thăng trầm, chìm nổi lòng đã cạn Anh về với Chúa, đuợc bình an 14/7/2016 Vân Hà In Memory of Our Brother Ray Our brother has left this life, Leaving his young wife, his children fatherless, In his youth he was heroic and glorious, In his old age he was weak and unaware. At seventy-six years old - a tired mind, One that forgets all of earthly hardships, Failure or success the floating vessel now flounders. Our brother has returned to God, in peace he rests. Vân Hà
Mục Lục


3. Gửi Chị Chú Thích: Các bài thơ duới đây sẽ đuợc in trong thi tập Lấp Lánh Tình Nguời, để tặng các thi sĩ khuyết tật bên nhà. Các bạn nào muốn tham gia và nhận sách biếu xin liên lạc với Quên (w2quen@gmail.com). Xướng: GỞI CHỊ Hàn Lệ Thu Trong m??ơ chị gặp thi nhân Thi hào, thi bá, vườn xuân ngọt ngào ... Còn em ngủ giữa trăng sao Vi trùng canh gác thét gào bốn bên ! Thơ nay đã hết êm đềm Nhạc nay tắt nghẹn bên thềm thương đau ! ~~~~ oOo ~~~~ Họa : GỞI EM Trần Đan Hà Nghĩ rằng một kiếp thi nhân Đau thương lẫn với phù vân, ngọt ngào Đầy hồn mộng mị trăng sao Lời xưa vọng lại ... tiếng gào thét đêm Ước mơ giấc ngủ êm đềm Trăng soi nửa chiếc bên thềm giấc đau ! ~~~~ oOo ~~~~ Họa: GỞI GIÓ Quên Gió ơi có gặp thi nhân Mang dùm bớt những trầm luân nghẹn ngào Để đêm dưới ánh trăng sao Tôi cùng người ấy tìm vào đến bên nhau nghe sóng biển êm đềm Cùng đem thơ nhạc xoa mềm thương đau ~~~~ oOo ~~~~ GỞI AI MB Mơ về người ấy thi nhân Cho em gởi gấm tình xuân ngọt ngào Lòng đầy mộng mị trăng sao Mà hồn quằn quại thét gào bốn bên Đắm say trăng ngả êm đềm Sương tàn hoa rụng bên thềm thương đau ~~~~ oOo ~~~~ Họa : GỞI MÂY Mc Mây ơi có đến thi nhân Cho em xin gởi đôi chân ngọc ngà Bước cùng qua những phong ba và đi qua những mưa sa lạnh lùng Chị ơi, chị chớ ngại ngùng Có em và chị ... mình cùng sẻ chia

Hàn Lệ Thu

Mục Lục


4. Đêm Buồn Nhớ Mẹ *Kính dâng hương hồn Mẹ ngày Lễ Vu Lan. Đêm tha hương buồn thương nhớ mẹ Giọt lệ sầu đơn lẽ lạnh lùng rơi Con cô đơn bật khóc bên trời Con nhớ lắm bao năm viễn xứ. Bao năm qua sống đời lữ thứ Con nhớ hoài dáng mẹ trên đê Đưa rước con chiều đi học về Trong nắng vàng đường quê râm mát. Con nhớ mẹ ru con khẻ hát Vào trưa hè kẽo kẹt võng đưa Tiếng mẹ ru giờ đâu còn nữa Mẹ đã yên bình vào lòng đất. Nơi xứ người hay tin mẹ mất. Con đau buồn khóc ngất nhiều đêm Vạn nỗi sầu chồng chất lên thêm Không về kịp cư tang cho mẹ. Không phải con đứa con bất hiếu Ngày mẹ mất lại thiếu vắng con Tình hiếu tử con lo chưa tròn Con buồn lắm vì chưa đền đáp? Song An Châu


Mục Lục


5. Nỗi Buồn Quê Hương Tôi. Những xác Cá.. tựa thân Người nằm chết. những con Thuyền.. nhìn biển nhớ mông mênh trời đất quay lưng.. hững hờ cứu giúp lãnh đạo..chính quyền.. vẫn sống vô tâm. Quá xót xa nắng quên về hong ấm. Gió ngàn khơi ru biển mặn âm thầm sao muôn dân mãi chịu nhiều đau khổ? Và quê hương luôn dằn nén hờn căm. Lũ bạo tàn cấu kết cùng phương Bắc.. lòng tham không ngừng độc ác giết dân tất cả rồi..đều phải về với đất đâu mãi sinh tồn sao quá hung hăng? Thôn tính Việt nam mưu đồ xâm lấn. mong ước xoá đi nòi giông Lạc hồng hận ngàn xưa bao lần mộng thất bại hãy vùng lên kẻo Bắc thuộc thêm lần.. Sẽ hối tiếc khi giang sơn bị xoá trắng. Phải noi gương oanh liệt..Lý Lê Trần FOR-MO-SA đẩy chúng về biển cả Nhớ công gầy dựng nước.. Ông Cha Ta.. Quét sạch hết các ngõ đường.. bóng lạ. Dân tộc nầy dũng khí luôn kiêu xa! Sông núi bao la rực rỡ buổi yên hà Thái dương toả.. nắng xua tan buốt giá Biển và thuyền mang tôm cá nuôi dân.. (Cất tiếng nói..thế giới nhìn cứu giúp, Lịch sữ ngàn đời tàn ác phải tan)! Nguyênhoang Cho Cuộc Tình. Cuộc tình vụn vỡ đã phai rồi. Từ đó lòng buông thả nước xuôi, Chuyển đến vùi nơi không nữa giận, Đưa về lấp chốn chẳng còn vui. Ngày đêm trao đổi song hành kiếp, Mưa nắng thay phiên giặt giũ đời, Lẽ sống con người nhiều khúc chiết, Buồn phiền gởi gắm cánh mây trôi. & Mây trôi từ đó đến bây giờ. Chẳng thấy dừng chân gở rối tơ, Thấp thoáng dịu dàng như bóng nguyệt, Bềnh bồng ẻo lả tựa nàng thơ. Hồng nhan hẹn ước quay kề bến. Tri kỷ nhận lời trở áp bờ, Giấc mộng xin đừng tan biến mất, Tình chung thủy sẽ mãi mong chờ. Nguyênhoang Nỗi Lòng.. Bây giờ mùa đang vào thu. cảnh vật chìm trong giấc ngủ thầm lặng thềm rêu úa chờ mong nắng ngày chưa ngưng sương đã vội giăng mù. lễ vọng mỗi ngày vắng người tín hữu. đọc lời kinh ước khẩn cầu van xin đôi câu dâng lòng bày tỏ cổng giáo đường cũng ngã đổ buồn thiu. bài thánh ca ngưng cung điệu. không còn từng chiều bay thoảng qua sông con đò cắm sào dõi ngóng thủy triều vào ra hình bóng khuất mờ. bãi cạn đôi bờ sạt lở. nhớ nhung dìm phù sa lắng cơn mơ cuộc tình nghẹn ngào nhịp thở xuân qua không hay đông đến hững hờ Hồn lặng bước đi thẫn thờ diệu vợi. Về lại nơi mà gặp ở chiêm bao. Nguyênhoang


Mục Lục


6. Cho Một Loài Chim Hải Đảo Bốn mươi mùa Xuân đã về Bốn mươi mùa Đông đã qua Những chiếc lá Thu vàng đã bốn mươi mùa rụng lá Anh và em đã ngụp lặn qua bốn mươi mùa nắng Hạ . Trên chiếc thuyền đời chông chênh giữa sóng to biển cả Có còn gì không nếm hết khổ đau ! Có điều gì không chia xớt cho nhau ? giữa dòng đời nghiệt ngã. Thời gian trôi qua sao mà nhanh quá ! Thoáng mà tuổi chúng ta đã già . Đêm nay thêm một mùa Noel nữa đến Và thêm một lần kỷ niệm hiện về Ngày 31 tháng 12 ? tháng ngày yêu dấu . Anh mời em uống chén rượu thơm nồng Bốn mươi năm tình nghĩa vợ chồng Bốn mươi năm ngọt bùi ấm lạnh . Đêm hôm nay sẽ là đêm kỷ niệm Kỷ niệm một tình yêu Một tình yêu trọn vẹn. Của anh và của em . Phan Tưởng Niệm


Mục Lục


7. Mưa Giăng Thân tặng thi bác sĩ Võ Thanh Sơn tác giả bài thơ Góp Nắng. Mưa Hè giăng trắng nắng chiều tan cơn nóng gắt trầm tiêu nỗi buồn chợ thôn hứng giọt mưa buông con đường rửa mặt gội luôn vết sầu! Dòng sông in bóng chiếc cầu nhớ câu hò hẹn bấy lâu em chờ nhìn mưa rẻ nắng chơ vơ rơi trên mái tóc thẩn thờ cuối Xuân Ve sầu gọi nắng bâng khuâng mây trôi ngập ngừng cánh nhạn xa bay tàn phai dáng Hạ mảnh may hương Thu còn có ngất ngây tình người?? Ta đi nhớ tiếng ai cười nhớ hoa cau rụng sáng ngời vườn Đông? nhớ đêm mưa lạnh buốt lòng nhớ nụ hôn ?bên vàm sông?hẹn về! (25/06/2016)

Sông Cửu
Mục Lục


8. Mái Tóc Anh ( Cảm tác từ đề tài ?Tóc Bạc? của Linda và Luân Huỳnh) Đã lâu rồi, anh chợt đến thăm tôi, Bất ngờ như gío trong ngày nắng hạ, Bàng hoàng mới biết qua thời tuổi trẻ, Anh và tôi là bạn học chung trường. Anh uống với tôi chén trà ngoài vườn, Tiếng lá cây cũng mừng reo xào xạc, Tôi thấy tóc anh có nhiều sợi bạc, Mái tóc một thời lộng gío tuổi hai mươi. Tôi đã thầm thương mái tóc rối bời, Anh làm dáng nhìn tôi và vuốt tóc, Tội nghiệp, bàn tay anh vụng về lắm, Không kịp làm tóc thẳng một đường ngôi. Sân trường có nhau để rồi chia phôi, Hai người thương thầm đi về hai phía, Chưa nói yêu mà chuyện tình dang dở, Áo học trò phai tình có phai theo? Mái tóc xanh xưa theo tuổi xế chiều, Bàn tay anh đã bao lần che gío? Sợ tóc rối dưới mắt nhìn ai đó, Sợ mất đi hình ảnh đẹp trong đời. Bây giờ mái tóc anh có đường ngôi, Tóc đã bạc anh không cần che dấu, Không nhuộm đi dấu vết đời khô héo, Khi tim còn những nhịp đập bâng khuâng. Tóc bạc vẫn là mái tóc của anh, Gío chiều nay không làm anh tóc rối, Tóc vẫn đẹp dù anh thêm nhiều tuổi, Tôi vẫn thương thầm dù không trẻ như xưa. Chén trà đã cạn, tiễn anh ra về, Ánh mắt nhìn nhau thay lời tạm biệt, Như thói quen xưa, anh đưa tay vuốt tóc, Dù chiều nay không lộng gío anh ơi. Nguyễn Thị Thanh Dương. ( June,15-2010) HƠI THỞ CHÂU ÂU. ( Nhân dịp Nguyên Nhung du lịch Châu Âu) Bạn đi Châu Âu mùa này vui không? Kể cho tôi nghe những điều xa lạ, Tôi chỉ biết qua thơ văn, sách vở, Thuở mới lớn lên như mối tình đầu. Tôi không cần biết sông Seine từ đâu, Trong thơ Nguyên Sa dòng sông lãng mạn, Nên tôi đã mơ một lần hò hẹn, Dòng sông Seine sẽ soi bóng hai người. Paris có những cuộc tình chia phôi, Cung Trầm Tưởng ?Tiễn Em? nghe nức nở, Ga Lyon đèn vàng và ly rượu đỏ, Tôi xa người không tiễn một sân ga. Bạn hãy kể tôi nghe nhà thờ Đức Bà, Những đường phố của Paris lộng lẫy, Và những vỉa hè bình dân tăm tối, Dáng ai về khắc khỏai dưới đèn khuya? Đáp chuyến xe lửa tạm biệt Paris, Bạn tiếp tục qua những vùng biên giới, Những đất nước nằm cạnh nhau tiếp nối, Pháp, Bỉ, Hà Lan hay Thụy Sĩ, Áo, Anh? Có lẽ bạn đang dừng chân ở Hà Lan? Ngắm hoa Tulip đủ màu đang nở, Thành phố Amsterdam mùa hè rực rỡ, Như khi mình cháy bỏng một tình yêu. Hãy thức dậy sớm, đi hết buổi chiều, Ở bất cứ nơi nào bạn thăm viếng, Vì không dễ có hai lần bạn đến, Một đời người bao nhiêu chuyện nắng mưa. Bạn đi Châu Âu đã sắp về chưa? Qùa kỷ niệm chất đầy trong hành lý, Mang về giùm tôi bụi đường xa nhé, Vẫn còn nguyên hơi thở của Châu Âu. Nguyễn Thị Thanh Dương HƯỚNG VỀ ANH. Em rực rỡ trong tình yêu cho anh, Một tình yêu không mùa, không năm tháng, Như bầu trời bao la không giới hạn, Không ngày đêm để đếm bước thời gian. Em sẽ yêu anh suốt cuộc đời em, Cuộc hành trình không bao giờ mệt mỏi, Con đường tình em chỉ đi một lối, Dù ở cuối đường có thể không anh. Vẫn nồng nàn khi tóc không còn xanh, Những dấu vết suy tư trên vầng trán, Ở tuổi nào vẫn là em lãng mạn, Vẫn là em tha thiết đến cuối đời. Có thể anh là ngọn sóng ngoài khơi, Em cánh chim biển trong ngày giông bão, Em vẫn tin giữa biển đời chao đảo, Ngọn sóng tình anh có lúc hiền hòa. Có thể anh là những núi rừng xa, Em đi hoài vẫn thấy mình bé nhỏ, Khỏang cách ấy, em linh hồn thành phố Mơ núi rừng em là gío là mây. Nhưng em vẫn cho anh tình yêu này, Một tình yêu không bao giờ có tuổi, Dù áo em phai tình còn đắm đuối, Lòng chẳng phai lòng vẫn mãi tìm nhau. Nếu không gặp anh, đời chia nhánh sầu, Tình vẫn thẳng như đường ngôi rẽ tóc, Hoa Hướng Dương hướng về mặt trời mọc, Ở nơi nào em cũng hướng về anh

Nguyễn Thị Thanh Dương.
Mục Lục


9. Chiều Trên Đồi Tôi nghe lòng buồn vời vợi, Quạnh hiu vây bủa quanh đồi, Và buồn theo lá rơi rơi, Chiều đang chết cuối chân trời. Mây xám về đây giăng lối, Vẩn vơ theo gió mây trôi, Vàng hanh theo chiều hấp hối, Cô đơn rụng xuống quanh tôi. Những bước chân buồn một thủa, Dư âm đồng vọng đâu đây, Hoàng hôn lần theo bóng tối, Tịch liệu nhuộm kín chân trời. Tôi nghe buồn rơi trên lá, Loãng tan thấm tận hồn mình, Bao nhiêu buồn thương ngày cũ, Đã về cuộn lấy con tim. Tử Du

Mục Lục


10. Tận Cùng Nỗi Nhớ Mưa gió ngoài trời lạnh trong tim Chừng như khơi dậy chút niềm riêng Tưởng đâu giông bão từ xa đến Tan tác hồn thơ bởi muộn phiền Một buổi chia ly lắm đoạn trường Tình ca nửa khúc gợi đau thương Cho người tất cả tin yêu cuối Nên phải đeo mang những tủi hờn Muốn gởi mây chiều sợi nhớ nhung Người ơi người có hiểu cho lòng Từng đêm gối chiếc sầu trăn trở Nhung nhớ đầy theo nỗi đợi mong Vẫn mãi luyến lưu bóng dáng người Thời gian lặng lẽ hững hờ trôi Đếm bao nhiêu chiếc lá vàng rụng Là bấy nhiêu lần nước mắt rơi
Chung Thủy





Mục Lục


11. Ngỡ Đã Trọn Mơ ... Em ngỡ trong thơ trọn mơ rồi Nào ngờ hụt hẫng nhuộm đơn côi Tím sao chiều nhớ ... hoàng hôn tắt Nhịp gõ bàn tay ... phím buồn ôi ! Lách cách em ru nốt phím sầu Đều đều nhỏ xuống ... trận mưa ngâu Núi cao biển thấp chênh chao thế Tự thuở ngàn năm ... ai biết đâu Em tự ru em ... nỗi buồn ta Cỏ vàng muôn thuở chẳng ra hoa Dương gian bỗng Tím sầu ai chất ? Tràn lối em qua ... ngập lệ nhòa Em tự ru em ... ký ức nào Tiếng đàn anh dạo mến thương trao Lời ca đưa lối tình êm ái Như Gió về ngang ... hôn núi cao

Jacaranda
Mục Lục


12. Với Em VỚI EM Tự tôi rời bỏ cuộc chơi Bởi tôi đã ngộ tình đời là không Thưa em ? bể ái mênh mông Em đâu nhắm mắt cho không bao giờ ? Tội nghiệp với mấy vần thơ Tặng em một thuở giả vờ? yêu nhau.. ĐI VỀ PHÍA CHIÊM BAO.... Đắm mình trong bụi trần ai Hoang đường. Xây một lâu đài tình yêu Ta cho em được bao nhiêu ? Em cho ta được bao điều phù du Tình tiền ? nước mắt ? ngục tù Lộ ra một mãng mây mù phủ giăng Ta chừng như đã ăn năn Gói câu thơ bỏ vào ngăn sầu đời Câu thơ chưa cạn hết lời Cớ sao nước mắt rơi rơi nhạt nhòa Tạ từ nửa bản tình ca Nhớ ta hãy tặng vòng hoa tang buồn THÁNG 9 EM VỀ. Tháng 9 em về phải không em ? Cuối thu lá úa rụng bên thềm Và anh đứng đợi trên đường vắng Nghe lá rơi đầy trong bóng đêm Tháng 9 em về phải không em ? Hình như đâu đó mới vừa len Trong tim những áng thơ tình mới Như dấu ngựa về theo lối quen Tháng 9 em về phải không em ? Cho anh bừng lại những hơi men Men tình ta ướp bằng tim nóng Khi gió thu về - ta có em Tháng 9 em về phải không em ? Anh chờ trên phố nhỏ thân quen Dìu em qua lối thu vàng úa Nghe tóc thơm mùi Hương của em .. THÁNG CHÍN EM VỀ ! Tháng chín nầy ? em của tôi về Sao mà tháng bảy dài lê thê Hay là tại bởi mùa mưa ấy Ướt cả lòng tôi lẫn lối về Tháng chín nầy ? em của tôi về Trăng ngàn gió núi lạnh sơn khê Ừ thôi chắc tại mùa thu ấy Cho lá vàng rơi kín lối về Tháng chín nầy ? em của tôi về Mây hồng giăng ngập nỗi đam mê Và tôi sẽ hát Mùa Thu Chết Lời hát làm rung những ước thề Tháng chín nầy ? em của tôi về Gọi thầm nho nhỏ hỡi hiền thê Chắc em sẽ thích hồng đôi má Để gió về lay mái tóc thề .. EM VỀ THÁNG 8. Em hứa tháng 9 sẽ về Làm thơ nhớ quá ? em về tháng sau Tháng sau ? tháng 8 mưa mau Em về làm lễ trầu cau với chàng Mới nghe mà đã rộn ràng Tháng sau ta sẽ đưa nàng về dinh,, ĐÊM Đêm tĩnh lặng nghĩa là dài vô tận Vết thương buồn sâu lắng phải không em ? Đêm hụt hẫng như tinh cầu giá lạnh Đêm diệu huyền không một ánh sao băng.. Đêm phương Tây em mơ về cố quận Hay trải lòng vào những cuộc say ngông Có vụt thấy nụ cười anh bí ẩn Đang gieo neo bên tóc rối phiêu bồng Đêm lạc lỏng anh ôm đầu phủ phục Bên hiên đời gió lạnh rít từng cơn Anh gởi gió nụ hôn về bên ấy Nhẹ nhàng thôi..cho em hết giận hờn Hồ Chí Bửu
Mục Lục


13. Lời Của Nàng Thơ thân tặng bạn thơ Bùi Đức Hào Bạn thơ ơi đừng bỏ tôi lạc lõng Giữa rừng đời cô quạnh hãy có nhau Dù bất hạnh dù tràn ngập thương đau Tôi, nàng thơ, vẫn là người gần gũi nhất Đời của bạn dẫu trăm ngàn tất bật Tôi nàng thơ đang ngái ngủ trong tim Lặng thinh, không náo động. Rất im lìm Đang chờ bạn cho một luồng tín hiệu ! Tôi sẽ bừng dậy, nữ tiên yểu điệu Mang lời ca vũ nhạc đến bên anh Dẫu cuộc đời bạn có thiếu màu xanh Vì giông bão trong đời bạn nhiều - ít Bạn nghe chăng tiếng nàng thơ thút thít Đang quặn đau nơi sâu thẳm tế bào Nếu con tằm không cần mẫn nhả tơ Đời sao có óng ả tấm lụa đào ! Đâu phải sinh ra đã là thi sĩ Nếu không chắt chiu mài dũa câu thơ Dẫu tim dâng sóng tràn ngập cõi bờ Phải vắt lòng mới thành lời thánh thót Lê Miên Khương Mục Lục


14. Hoa Buồn Cuối Hạ (thuận nghịch độc) Hương thoảng nụ hoa nở cuối hiên Ngõ trên xanh rũ lá buồn đêm Trường canh thức chợt tình mong đợi Đoạn khắc say cùng gió lạnh quen Vương vấn chút thương mùa hạ vãng Luyến lưu nào muộn phút sầu quên Đường sau bóng tối trăng mờ ảo Sương trắng phủ trời cảnh nhớ thêm Đông Hòa Nguyễn Chí Hiệp (vinhluu) 20.7.2017 LẦU KHUYA VỌNG HUẾ (thuận nghịch độc) Lầu trước dõi về ngõ Huế thương Bước chân đưa lại ngóng quanh đường Đâu nơi gặp trước khi quen biết Ứa lệ nên sầu nặng nhớ mong Cầu dưới nhịp xa trông phố chợ Bến sau trăng khuyết ẩn sương hồng Thâu đêm thức vọng buồn soi mắt Đầu ngã gối bên níu cảnh không Đầu gối nửa bên dựa cảnh không Tới cùng trăng liễu gió mênh mông Đâu nơi mộng cũ tình ai oán Lạc giấc hồn hoang lệ chảy rong Cầu trước ngõ qua miền tối sáng Bến xa thuyền lượn sóng bềnh bồng Ngâu buồn hạt lệ sương hoài cảm Lầu vắng cảnh xưa khách đợi mong Đông Hòa Nguyễn Chí Hiệp (vinhluu) 18.7.2016 MƯA BUỒN PHỐ ĐỢI (nhị thủ - thuận nghịch độc) Mưa ướt phố buồn đêm đợi ai Cuối đường trông lại đón trăng gầy Xưa nào bến nước sông đò vọng Muộn vẫn tình em mắt lệ vay Vừa dứt tiếng rao như chợt ngỡ Vấn vương hồn tiếc mãi còn đây Đưa thầm giọng hát lời tha thiết Mưa lạnh ngấm lòng bởi đắng cay Mưa lạnh ngấm lòng nỗi nhớ vay Biệt ly tình hỡi tiếc đêm dài Xưa nào mộng lỡ đời xa cách Mệt mỏi hồn say lệ vẫn đây Chưa dứt hỏi em sao khổ vậy Hãy thôi đừng xót mãi thương hoài Đưa chân bước chậm đường bên phố Mưa ướt lạnh vì bởi nhớ ai 17.7.2016 Đông Hòa Nguyễn Chí Hiệp (Vĩnh Lưu)
Mục Lục


15. Một Thời Đã Xa Ngồi viết thư xanh dưới phượng hồng Mây chiều bay lững trắng như bông Nụ hoa hương sắc còn phong nhụy Thương nhớ bao giờ mới viết xong ? Cảnh cũ nhưng sao thấy mới hoài Hình như kỷ niệm chẳng hề phai Gió đưa khóm trúc rung rinh lá Mùa đậu trên cành thơm nắng mai Ngồi ngóng mây xa muốn lại gần Em về cho nắng khỏi vương chân Tương lai nếu có phai màu nhớ Theo bóng thời gian mãi xoay vần Khi bước chân xạ.phút ban đầu .. Quê hương mây nổi cuốn về đâu Tình như bóng nắng che kỷ niệm Ngoảnh lại sau lưng thấy ngã sầu Ngày tháng trôi theo mấy độ rồi Mộng lòng đâu nữa để chơi vơi Giờ theo lý tưởng không cần biết Tình vẫn buông xa một phía trời Ước muốn mai sau chẳng lạc loài Viếng thăm yêu dấu dẫu tàn phai Khung trời tuổi dại rêu phong phủ Vẫn thấy riêng lòng ấm tương lai Mong muốn trở về thăm cố hương Mà sao cách biệt mấy dặm trường Nhiều lần mơ ước ngày tương ngộ Cho dẫu lòng còn say viễn phương ! Bên Trời Ngày sống chân quê thân cỗi cằn Nhưng lòng cảm thấy thật bình an Sáng nghe chim hót hiên nhà trước Chiều ngắm hoa khoe bướm vẽ đàn Những tưởng mộng đời vẫn thiết tha Không dưng quê cũ bổng phai nhòa Trong chiều buông phủ màu quan tái Khiến buổi lên đường mỗi bước xa Ngồi nghĩ không thông một chữ ngờ Đời đang tha thiết mộng thành thơ Không dưng ngăn cách đời đôi ngã Tình bổng bay xa chẳng đợi chờ Hồn vẫn thanh lương chẳng lạc loài Không mơ quá khứ chẳng tương lai Sao buồn vẫn bám trong hồn mãi Đời sống lênh đênh vẫn miệt mài Muốn bỏ quên đi những ngày buồn Mong đem lời ước viết nên chương Nhưng lòng lưu luyến từng kỷ niệm Đã dệt mộng đời dâng bốn phương Những tưởng đa đoan với số phần Muốn đem tâm sự mấy lời phân Tương lai không biết còn chi nữa Đã lạnh bên trời một chiếc thân ! Trần Đan Hà
Mục Lục


16. Bờ Bến Lạ Anh dắt em qua bờ bến lạ Nơi em còn chưa rõ rồi mình sẽ ra sao Anh đừng dắt em qua bờ bến lạ Nhỡ anh đâu , lòng em đổ mưa rào .. Lúc nhìn nhau có gì như muốn nói Tới đây rồi ngại gì chẳng nói ra Anh chẳng mời từ lâu lòng đã muốn qua Bờ bến lạ hôm nay chân em tới .. Anh dắt em qua bờ bến lạ Sao hoang sơ, thân thiết đến không ngờ Anh lại dắt em qua bờ bến lạ Ấm cúng vô cùng em đến ngẩn ngơ ... Như chờ như đợi từ muôn kiếp trước Đừng trách gì nhau gặp quá muộn màng May hay rủi mình còn chưa biết được Mới vào cuộc mà cảm giác vẫn còn mênh mang ... Anh dắt em qua bờ bến lạ Đã qua rồi đây anh có hiểu lòng em Anh ở lại với em bờ bến lạ Mãnh liệt vô cùng, là tình và hành trang duy nhất em đem ... Em chờ anh nhé .. 9/16/05 Vành Khuyên
Mục Lục


17. Mưa Mưa tầm tả chan hòa sân sau trước Mưa nhạt nhòa sầu viển xứ đêm nay Mưa thao thức dư hương mưa sướt mướt Mưa dấu xưa thương tiếc nhớ qua ngày Mưa trắng xóa trần đời ta chưa thấy Mưa mịt mùng, bờ rảnh nước dâng cao Mưa lão đảo lạnh lùng mưa run rẩy Mưa gào kêu dâu biển động hôm nào Mưa lịm ngất bên ngôi mồ ái mẫu Mưa nghẹn ngào lời mẹ tiển con đi Mưa bi đát chim chiều không góc đậu Mưa xa xôi bi khúc buổi phân kỳ Mưa tăm tối người từ đâu cuồng quỷ Mưa mù mờ soi lũ quái múa may Mưa tức tửi vết thương đau ngã quỵ Mưa nỗi niềm tàn tạ mắt trông ai Mưa trống vắng khóc nhân tình thế thái! Mưa âm thầm ôm dỉ vảng cao bay Mưa trăn trối hoàng hôn buồn tê tái Mưa ê chề nhàm chán gả điên say Mưa cô lữ bước đường xa uể oải Mưa lê thê trỉu nặng nợ hoang đàng Mưa nức nỡ, giọt mưa buồn rơi mãi Mưa bơ vơ theo lá úa thu tàn Mưa lác đác nghĩa trang buồn tận mạng Mưa dật dờ khăn trắng đội ngày trơ Mưa lẽ bóng trong mơ ai lãng vảng Mưa thương hoài ai khéo dệt vần thơ Nam Thảo
Mục Lục


18. Tim Quặn Thắt Hoa Choàng Áo Quan Người yêu giờ đã khuất rồi Nghìn trùng biệt dạng thân trôi biển tràn. Hôm nao anh ấy thênh thang Giờ đây nguyệt lặn hoa choàng áo quan. Quan hoài giấc mộng Em ngồi đây gió xuân lộng một thân Trăng tàn sương rơi lạnh giữa phong vân Niềm cô tịch tăng dần chiều xuống thấp. Tình yêu anh núi non sầu ngập Nỗi xót người hoa lá lệ tràn Hỡi anh yêu thương nhớ vô vàn Tim quặn thắt giọt buồn âm dương xa cách. Nhà quạnh quẽ xuân về duyên đã tắt Những năm trường vùi cúi mặt đau thương Theo mây trời biển vấn vương... * Tình Hoài Hương
Mục Lục


19. Vợ Người Thương Binh *nhân ngày 19 tháng 6 Anh đi khói lửa mờ sông núi Bỏ áo thư sinh mặc chiến bào Em giữ khung trời sầu kỷ niệm Chờ ngày tương ngộ - biết bao lâu? Từng bước lâm hành vạn nỗi đau Chinh chiến người đi chịu dãi dầu Em trong khung cửa ôm niềm nhớ Lo đến ngày mai chắc bạc đầu!? Tiếng súng từ xa thường vọng lại Sợ lắm làm sao? - chỉ nguyện cầu: Mong được bình yên ngoài quan ải Em luôn thao thức giữa đêm thâu! Chiến tranh không biết bao giờ dứt Cạn hết ngày xanh cạn tưổi đời Gặp nhau ngắn ngủi trong ngày phép Rồi phải chia tay nghẹn cả lời! Một buổi tương phùng thật xót xa Anh nằm bất động trên băng ca Biết bao tiếng khóc sầu bệnh viện Lòng đau như cắt mắt em nhoà! Anh dần hồi phục buồn thương tật Em làm hiền phụ của phế binh Yêu thương chiến sĩ vì non nước Cho đời an lạc? phải hy sinh! Ngày 19-6-2016 Hàn Thiên Lương
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Ngày Con Ra Trường


Nguyễn Thị Thanh Dương


Chiều thứ Sáu cuối tuần, và là một ngày vui tưng bừng đối với gia đình chị, mà trời lại u ám, đổ mưa. Từ thành phố nào đó trong vùng này đang bị bão lụt làm ảnh hưởng lây tới những thành phố lân cận. Suốt tuần, mỗi ngày đều có một cơn mưa.
Chị chép miệng tiếc thầm, giá mà trời đừng mưa thì niềm vui sẽ trọn vẹn hơn.
Anh đi làm về, ăn vội bữa cơm chiều. Dù rằng thời gian vẫn còn rộng rãi, hai tiếng đồng hồ nữa buổi lễ mới bắt đầu, mà chị cứ luôn miệng giục giã:
- Ăn cho xong,còn tắm rửa, thay đồ.
Trường Sam Houston High School tại Arlington tổ chức lễ ra trường lúc 8 giờ pm, tại Nokia Theatre thuộc thành phố Grand Prairie, cách nhà chừng nửa tiếng lái xe. Nhưng gia đình chị đã lên xe lúc 7 giờ pm, vì chị trừ hao trời mưa gío, đường lạ vào buổi tối, không thể chạy nhanh. Đàn bà bao giờ cũng cẩn thận, lo xa, thế mà vẫn có sơ suất, sờ sờ ngay trước mắt, nhà có hai cây dù vẫn dựa sẵn ở góc tường, cạnh cửa ra vào để chờ được che chở cho chủ những lúc trời mưa nắng, chị lại quên, chẳng mang theo.
Rạp hát lớn, bãi parking rộng mênh mông, đi bộ vào tới rạp, trong làn mưa lất phất, ướt lạnh, làm chị đau xót cho bộ áo váy mới, cho mái tóc chải kiểu cọ, xịt keo. Đã thế, còn phải leo lên mấy chục bậc thang cao mới lên đến sân rạp. Cả hai vợ chồng và thằng Ben. đều thấm mệt và thấm ướt từ đầu tới chân.
Người ta đã đến đầy sân rạp, đủ mọi lứa tuổi, mọi kiểu áo quần, ai cũng diện đẹp trong ngày lễ ra trường của người thân của mình, để chụp hình, quay phim và để không thua kém ai trong đám đông hàng mấy ngàn người có mặt đêm nay. Chị vuốt lại mái tóc, nếp áo dù ướt, nhưng ánh mắt chị vẫn vui tươi cùng với đám người rộn rịp đi vào bên trong, chị ngạc nhiên khi người hướng dẫn chỉ số ghế của gia đình chị rất gần khán đài, chị hí hửng thì thầm vào tai anh:
- Hên ghê, mình được xếp gần khán đài.
Thì anh giải thích:
- Không phải vô tình đâu, những người có con ra trường điểm cao thì được xếp ngồi gần sân khấu đấy.
Chị quay nhìn phía sau lưng:
- Vậy càng ngồi xa tít mù khơi trên kia là con họ điểm thấp hả anh? Mình ngon hơn họ rồi.
Chị hãnh diện, ngồi xuống ghế, mở tờ giấy ?Chương Trình Lễ Phát Bằng? ra coi, tên những học sinh tốt nghiệp niên khoá 2007 có tên con chị đứng hàng thứ Tư, hạng Ưu, trong tổng số hơn 500 học sinh của trường. Chị sung sướng nhìn ngắm tên con mình mãi mà không chán. Anh chỉ vào tờ giấy :
- Em thấy chưa? Trong số 6 học sinh hạng ưu này, có tới 4 người là Việt Nam. Rồi những hạng kế tiếp vẫn là người Việt Nam.
- Như thế thì hầu hết học sinh Việt Nam đều học từ giỏi đến khá, anh nhỉ?
- Bất cứ trường Trung học, Đại học nào, khi tốt nghiệp cũng có mặt nhiều học sinh Việt Nam xuất sắc. Cha mẹ Việt Nam nào chẳng khích lệ và hi sinh cho con cái ăn học, con không học được thì mới đành chịu thôi.
- Thật là hãnh diện, khi người Mỹ đã phải lắng nghe những last name thông dụng của người Việt Nam như Nguyễn,Trần, Phạm?từ những học sinh giỏi ấy.
Chị tự hào tiếp một tràng:
- Chắc người Mỹ bản xứ thấy di dân Việt Nam mình thật dễ thương . Này nhé, cha mẹ thì chăm chỉ làm ăn, con cái ngoan ngoãn học hành. Trông mấy ông bà đi làm hãng xưởng,hết sức bình dân, khiêm tốn, nhưng con cái họ thành công ngon lành: Bác sĩ, Nha sĩ, kỹ sư, ?không à! Cứ mở ti vi coi tin tức mỗi ngày thì biết, các hình ảnh tội phạm rất ít khi là người Châu Á, càng không phải là người Việt Nam, em cũng thấy mừng thầm, vui thầm.
- Bởi thế nên người Việt Nam mình đi làm đâu là được tin cậy đó, vì chăm chỉ và tôn trọng luật lệ. Hãng xưởng nào mà chẳng muốn có nhân viên tốt.
Chị khoe:
- Trong hãng em có mấy người Việt Nam đều làm việc tốt như nhau cả. Có hôm, em đang làm việc thấy nhức đầu, khó chịu, mà cũng ráng làm cho hết ca, không dám về sớm vì tiếc công tiếc việc?
- Và tiếc tiền chứ gì? Thậm chí có người còn không lấy ngày nghỉ Vacation, đi làm để lãnh hai cái ?pay check?.
Chị lanh chanh thêm:
- Chưa nhằm nhò bằng mấy bác lớn tuổi, đã ăn tiền hưu mà vẫn đi làm để lãnh thêm một đầu lương. Có khi họ chẳng cần tiền cho chính bản thân họ, mà kiếm tiền để giúp con, cháu, hay những người thân còn ở lại Việt Nam. Người Việt Nam mình quen hi sinh vì người khác như thế đấy, trong khi người Mỹ chỉ mong retire sớm để hưởng nhàn .
Hai vợ chồng cứ chuyện trò lan man, cho tới khi buổi lễ bắt đầu. Sau các phần nghi thức, thì học sinh bước lên khán đài từ hai phía cánh gà, hết đứa nọ tới đứa kia, những học sinh khoác áo màu đỏ, đội mũ đỏ, hớn hở bước ra, mà chị chẳng trông thấy thằng con của mình đâu. Biết chị sốt ruột, anh lại giải thích:
- Những đứa hạng ưu sẽ ra sau cùng, với áo, mũ màu trắng. Khác biệt và đặc biệt là thế đó em.
Cuối cùng thì điều chị mong đợi đã đến, 6 đứa mặc áo trắng bước lên khán đài giữa những tiếng vỗ tay reo hò của thân nhân, bè bạn. Chị cũng mừng rỡ réo gọi tên con:
- Cu Tí ơi! Cu Tý ơi?
- Ơ kìa! Cái tên Cu Tí là tên ở nhà cơ mà. Anh vội vàng nhắc nhở chị.
- Chester Phương Nguyễn ơi! Mẹ đây nè!
Nó chẳng thể nghe tiếng chị gọi, nhưng khi cả đám ngồi yên chỗ, thì thằng Chester cũng nhìn thấy cha mẹ và thằng Ben ngồi ở dưới, thỉnh thoảng nó lại mỉm cười mỗi khi thấy bố giơ máy hình lên chụp.
Khi nhìn những học sinh lần lượt được gọi tên lên nhận bằng tốt nghiệp, mỗi đứa biểu lộ một niềm vui, niềm hãnh diện khác nhau, làm chị xúc động như chính mình đang là những người tuổi trẻ đó. Khi tên con chị được đọc lên, vang to ? Chester Phương Nguyễn? thì niềm xúc động càng cao hơn nữa, chị nhìn con không chớp mắt, theo từng bước con đi trên khán đài tới chỗ bà hiệu trưởng, nó bắt tay bà, và nhận tấm văn bằng tốt nghiệp. Chị sung sướng, bối rối, đến quên cả chụp hình, mà anh đã phân công cho chị, trong lúc anh quay phim hình ảnh ấy.
Khi buổi lễ tan, mọi người vội ùa ra ngoài để gặp con em mình, các học sinh còn mặc nguyên màu áo tốt nghiệp rối rít bên người thân , để nhận những lời chúc mừng và chụp hình làm kỷ niệm.
Thằng Chester Phương Nguyễn hết chụp hình với mẹ, với Bố, lại chụp với thằng nhóc tì Ben. Mọi ngày thằng Ben hay cãi cọ và ?ăn hiếp? anh nó, cái gì Chester cũng phải nhường, phải chịu thua thằng em đanh đá. Vậy mà tối nay, thằng Ben đã nhìn anh bằng ánh mắt kính nể và thân ái. Nó trịnh trọng sờ vào tấm áo rộng của anh, và hỏi mượn cái mũ để đội thử, chắc nó đang mơ 6 năm sau sẽ đến lượt nó đội cái mũ này, cũng ra trường hạng cao như anh của nó? Chưa hết, Ben còn đòi anh cho xem cái bằng tốt nghiệp anh vừa lãnh, mở ra không thấy gì, nó mở to mắt ngạc nhiên, Chester phải giải thích cho Ben biết rằng văn bằng thực sự sẽ có sau, đây chỉ là tượng trưng trong ngày lễ mà thôi.
Chụp hình vừa xong thì các bạn của Chester kéo đến để chúc mừng nhau, này thằng Reese đậu thủ khoa, nguyện vọng sẽ học ngành Bác sĩ Thú Y, thằng Thomas sẽ đi vào Quân Đội, thằng Justin sẽ đi tìm việc làm?
Chị ngạc nhiên khi nghe con giới thiệu từng đứa bạn một, chị cứ tưởng rằng sau ngày lễ ra trường này, thì tất cả học sinh, những đứa vừa hớn hở nhận văn bằng tốt nghiệp trên khán đài lúc nãy sẽ bước vào Đại Học như con chị, nhưng không ngờ mỗi người đi một ngả, một ước muốn khác nhau.
Chester nói với bố mẹ:
- Người ta thăm dò ý kiến những học sinh ra trường năm nay, thì trường Sam Houston của bọn con chỉ có 50% là tiếp tục lên College mà thôi.
Chị thấy ?tội nghiệp? cho thằng nhỏ đậu Thủ Khoa quá! Học giỏi vậy, sao không mơ làm Bác Sĩ khám bịnh cho người, vừa danh vọng vừa kiếm nhiều tiền, mà học chi Bác Sĩ Thú Y, chăm sóc chó mèo ,heo gà, vớ vẩn? Còn thằng kia, ai bắt bớ, cưỡng ép đâu mà đi vào quân đội, nằm gai nếm mật vất vả, cực khổ vào thân? Chiến tranh ở Iraq, Afghanistan đang hàng ngày máu đổ đầu rơi đó, không tởn sao? Và thằng nọ, đòi đi làm việc, sao không ráng gồng mình học thêm mấy năm Đại Học, để rồi cũng đi làm, mà có bằng cấp Đại Học, kiếm nhiều tiền hơn, le lói hơn?
Chị than phiền:
- Anh ơi, em thấy mà tiếc giùm cho tụi nó, đi học mấy nghề trời ơi đất hỡi không à.
Anh không đồng ý với chị:
- Quan niệm như em thì xã hội này chỉ toàn Bác sĩ, không có ai trong các ngành nghề khác, xã hội sẽ tê liệt, không còn sự sống. Người ta hạnh phúc khi được đi theo ngành nghề đúng sở thích của mình. Có những đứa nghĩ sai, nhưng có những đứa vẫn đúng. Cha mẹ nên tôn trọng quyết định của con, sau khi đã góp ý với nó.
- Bởi thế, nên mới có những đứa chơi ngông, như con bác Tư đó, tốt nghiệp Trung Học xong, không thèm học trường nào ở Mỹ, mà sang du học mãi bên Pháp, nó chọn một trường đại học dạy bằng tiếng Anh hiếm hoi ở Pháp và bố mẹ nó phải vất vả gởi tiền cho thằng con ăn học nơi xứ người, và thỉnh thoảng còn phải khăn gói sang Pháp thăm con nữa chứ. Người ta mong được sang Mỹ học, còn nó ở Mỹ, lại sang Pháp học. Tôn trọng quyết định của con kiểu này thì em không ham.
Chester nói chuyện với đám bạn một lát thì xin phép bố mẹ để đi chơi với bạn bè đêm nay. Bây giờ là 11 giờ đêm rồi, chị ái ngại, nhưng không muốn làm dang dở cuộc vui của con, đành gật đầu và dặn dò:
- Đường mới mưa còn trơn ướt. Con lái xe cẩn thận nhé!
- Con nghe lời mẹ, cám ơn mẹ.
Thằng Ben âu yếm nói với anh:
- Chúc anh đi chơi vui vẻ.
Khi Chester ra xe, Ben còn nói với theo:
- Chester! Em hứa là từ đây, em sẽ không bao giờ ăn hiếp anh nữa đâu!
Gia đình chị lên xe, trở về nhà, nhìn quanh bãi đậu xe vắng lặng, giờ chỉ còn hơn chục cái xe, những người còn ở lại muộn màng, còn tiếc niềm vui như gia đình chị.Hàng ngàn người khác đã ra về với con em của họ, những đứa vừa mới đây trên khán đài đã tung mũ tốt nghiệp lên cao, thảnh thơi sau 12 năm với trường lớp, với phấn bảng, ách vở, và bao nhiêu buồn vui đời học trò.
Ánh đèn điện màu trắng trên cao chiếu xuống bãi parking rộng,vắng, còn đẫm ướt nước mưa thành những màu sáng loang loáng. Nhưng ngày mai trời lại có nắng, ngày mai những cánh chim non trẻ sẽ tung bay đi khắp nẻo đời.
Anh lái xe về nhà trong nỗi suy tư của chị:
- Sao trông em trầm ngâm thế? Chester đi chơi với bạn, lát nữa lại về thôi mà.
- Em đang nghĩ tới sau 3 tháng Hè kìa, nó lên Austin học, mà buồn đứt ruột!
Anh đùa:
- Từ Arlington tới Austin có 4 tiếng lái xe, gần hơn con bác Tư ở bên Pháp nhiều. Em lo buồn làm gì!
- Nhưng cũng là xa khỏi tầm tay em rồi. Khổ thân nó! Ai nấu cơm, nấu phở, làm bánh, nấu chè cho nó ăn? Ai sẽ giặt quần áo, sẽ xếp giày, xếp vớ cho nó ngay ngắn mỗi khi đi học về?
- Thì đây là lúc nó đang tập trưởng thành, không thể mãi mãi là một đứa trẻ cần sự chăm sóc của cha mẹ nữa. Rồi nó học xong Đại Học, sẽ tìm việc làm, có người yêu hay có vợ. Lúc đó em còn giữ được thằng Chester trong vòng tay của em nữa không?
Chị nghe anh nói mà thấm thía, rưng rưng vui buồn lẫn lộn. Con chị là cánh chim sẽ bay cao vào bầu trời, mà vợ chồng chị, dù cả đời vẫn mặn nồng, âu yếm với con, vẫn là cái tổ ấm, nhưng cái tổ ấm ấy đã cũ, đã chật, sẽ chỉ còn là kỷ niệm trong đời nó mà thôi.

*** *** ***

Nguyễn Thị Thanh Dương


Mục Lục


2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ)

Tình Hoài Hương



Hiến Chương Tình Yêu

Phần Thứ Ba

Chương 25


"Mụ Vợ" Ui là VỢ {của Tuỉ
(Chuyện vui buồn, mà có rất thật của Hoàng Ph...)}
*

Buổi kia, Hoàng Phương Nam đi ?coi mắt? vợ là: cô Bạch Phùng. Hôm ấy, gia đình ba má, mấy chị, em, bà Ba Hồng, Nam: cùng nhau leo lên xe hơi nhà, đi đến vùng Phú Thọ. Hoàng Nam chỉ thấy thoang thoáng hai cô gái ỏng à ỏng ẹo, ỏn ẻn, yểu điệu ra bưng trà, vô bưng nước để mời khách. Cô nào cô nấy cũng xinh xinh, đẹp đẹp, nho nhỏ, nhí nha nhí nhảnh; ui là lá laa? là dễ thương coi mòn con mắt, đã thiệt nhen.



Bà Hồng nháy mắt nhìn chàng, cười cười. Từ đó, cả nhà xúm lại ?thuyết giải? Hoàng Nam về bổn phận, và ?nghĩa vụ gia tộc? của cậu con trai trưởng là: cần phải nhanh chóng ?lấy vợ báo hiếu?, để cha mẹ có tí cháu nội bế bồng hun hít.
Nam uể oải gật đầu. Vì thế ai ai cũng vui vẻ mách nước với Nam:
Lấy vợ nên lấy vợ non.
Tóc thề mườn mượt xỏa eo thon.
Mắt sáng, môi hồng, da tươi thắm.
Đỡ tiền mua sắm những phấn son.
. . .
Lấy vợ xin anh lấy vợ già.
Ra đường ?ẻm? biết chuyện gần xa
Lỡ anh đi lạc thì em nhắc.
Cũng tốt cho anh đó thôi mà

Lấy vợ xin anh lấy vợ lùn.
Áo quần em mặc, vải hay thun.
Người cao một bộ, em hai bộ.
Tiết kiệm cho anh gấp bội phần.

Và chu đáo hơn, ba má anh chị em của chàng còn khuyên Nam nên kiêng:
Lấy vợ nên kiêng lấy vợ hộ
Hàm răng lởm chởm nói bô bộ
Rủi khi ?bà? giận ôm chồng cắn.
Đổ máu phu quân chạy thấy mồ.

Lấy vợ không nên lấy vợ ù.
Đêm nằm ôm vợ tưởng ôm lụ
Rủi khi mà nó đè lên bụng.
Bẹp xác ông chồng khóc hu hụ

Hoặc dí dỏm đắn đo lựa chọn hơn:
Không lười biếng
Nói nhỏ tiếng
Biết chiều chồng
Giỏi nữ công

Và gia chánh.
Biết làm bánh
Nấu ăn ngon
Biết dạy con

Ứng xử tốt
Không quá dốt
Không quá khôn
Không ôm đồm

Không ủy mị
Không thiên vị
Không cầu kỳ
Không quá phì

Không quá ốm
Không dị hợm
Không chanh chua
Không se sua
*
Thế là cứ cách vài ngày, Nam lại đến nhà cô ta để ?tìm hiểu nhau?. Hôm trước cả nhà chàng đến coi mắt Phùng, thì cô lại đi vắng. Bây giờ, ngồi ở trong phòng khách, chàng nói với Phùng chuyện ?trên trời dưới đất? cũng có phần lạt lẽo, hai người cố gắng nói chuyện tào lao xịt bộp cho vui vui xí, chớ ngồi ì ra, lớ ngớ, vụng về trơ trẽn, coi cũng kỳ! Nam bần thần lững thững đi về. Mấy tuần đó Nam và Phùng chưa có một lần đi chơi riêng ra ngoài. Ngoại trừ có một lần duy nhất Phùng hẹn chàng ở đầu đường, để Nam chở Phùng đi xem bói, (vì nàng dấu kín không muốn cho người nhà, và người yêu cũ của nàng biết. Dù sao thì người yêu của cô nàng còn là anh học trò lớp đệ Nhị, con nhà khá? nghèo). Phùng phân vân băn khoăn muốn coi bói thử, là cô có nên lấy anh chồng con nhà giàu xụ nầy không, và số phận của nàng và ?anh nầy? sẽ ra sao? Phùng cũng sợ giao trứng cho ác, như mấy con bạn đã bị chớ:
Chồng Tây kịch cợm như voi
Đêm lăn đè trúng chắc lòi phèo luôn
Chồng Tàu ăn mãi nước tương
Đứng gần nồng nặc mùi hương xì dầu

Chồng Lào mê được chỗ nàỏ
Nhỏ con, èo uột xanh xao gầy còm
Chồng Phi Châu chúng đen ngòm
Tối về cúp điện dòm hoài không ra!

Chồng Mỹ dâm đãng lắm nha
Nếu không khéo giữ chắc là teng beng
Chồng Đài Loan có máu ghen
Léng phéng nó biết, sớm lên bàn thờ

Nam dặn dò Phùng:
- Em đứng chờ anh ở cột xe bus, gần ngỏ vô nhà em nhẹ
Thì cô ta lại tưởng là chàng hẹn Phùng đợi đâu đó, nên đi xa lắm. Hai người lạc nhau ba giờ, hồi nầy làm gì có cell phone mô mà gọi? Bực bội thật! Gặp nhau rồi, Nam lái xe hơi chở Phùng đi xem bói xong. Hai người đi về ngay. Vì, ông thầy bói thấy chàng Nam ?tốt tướng?, con nhà giàu xụ, đi xe hơi láng cón, ông thầy nhìn Phùng một lúc, cười cười:
- Cuộc hôn nhân nầy rất đẹp đôi. Xứng đáng mà! Yên trí lớn sẽ sống với nhau suốt đời. Chả cần phải ?khách sáo? mời mọc nhau đi ăn uống, chuyện trò thân mật hỉ? Anh muốn sao, trời cũng chìu anh à:

Rồi ông thầy bói lại nói thêm là anh chị sẽ rất hạnh phúc đó:
Lấy vợ xin anh lấy vợ caọ
Chúng mình đùm bọc lẫn cho nhau.
Cây trái anh thèm, em tay với.
Đỡ mất công anh bắc thang trèo.

Nàng vui vui đã năn nỉ ông ba bà má:
Má ơi cứ gả con xa
Miễn sao chàng rể trong nhà nhiều ?độ?
Thương anh chín đợi mười chờ
Đến khi mười một, em ?lờ? anh luôn!

Cha mẹ hai bên đã gặp nhau, bàn thảo kỹ càng, coi xôm tụ về việc hôn nhân. Ngày chủ nhật, tức là một tháng sau khi quen sơ giao, thì họ làm đám hỏi, tổ chức tại nhà ba má của nàng. Đầu tháng sau, đám cưới Nam+Phùng vô cùng long trọng ở nhà thờ. Buổi tối chiêu đãi thân nhân, họ hàng, khách khứa tấp nập, đông đúc và trọng thể tại nhà hàng Quốc Tế. Hai ?anh chị? chả cần biết. Suốt cuộc hành trình đi tìm kiếm hạnh phúc lứa đôi, Nam như là con ?rô bổ, như kẻ mất hồn, như Thiên Lôi ai sai đâu tui đánh đó vậy. Chàng kết thúc một giai đoạn cũ với những mối tình quờ quạng lăng nhăng. Không ai hiểu hết, họ tưởng tất cả quá khứ đầy sóng gió của chàng đã chìm vào quên lãng. Chỉ có Nam, và may ra duy nhất chỉ còn ?mùi của hoài hương xưa duy nhất của Mười?, mới hiểu rõ Hoàng Nam tui đớn đau như thế nào mà thôi:
Dây tơ hồng quấn quanh chuồng lợn
Tình chúng mình có ?tợn? lắm không? (*)

Ngay từ buổi đầu tiên trong ngày ?honeymoon say đắm? kia, Nam lái xe hơi (cuả ba), ra nghỉ ở Vũng tàu. Dọc đường đi có một cặp khác vui vẻ trẻ trung, cũng lái xe hơi chạy gần gần bên xe hơi của họ. Khi thì xe Nam qua mặt xe của cậu tạ Khi cậu ta qua mặt xe chàng. Cả hai người thanh niên cùng vẫy vẫy tay cười cười vui vẻ. Nhưng Nam thấy mặt Phùng xù ra như lông nhím. Nam nghĩ thầm: ?Không vui rồi. Chắc có lẽ? bởi do nàng:
Lấy vợ xin anh lấy vợ ghen.
Vì anh, em gác cửa cài then.
Vì anh, em mới làm như thế.
Nên đành phải thức trắng đêm đen.

Lấy vợ xin lấy vợ ngáy tọ
Lỡ bề ăn trộm nó hăm họ
Đêm khuya thanh tịnh em ngay ngáy.
Trộm tưởng thiên lôi chạy cao giò.

Nam cho xe chạy chậm lại, giả lả to nhỏ với Phùng vài câu chuyện vui để khỏi mích lòng vợ. Ấy thế mà Phùng im thin thít, bĩu môi, nhún vai? lạnh lùng quay mặt đi ra vẻ khinh bỉ. Nam cảm thấy xấu hổ với cặp kia, chàng lại tức vợ cành hông, nhưng cố mím môi nhịn nhục. Vào lấy phòng trong Hotel, Nam soạn áo quần móc vào tủ. Má của chàng chu đáo lắm, má đã mua sắm cho con dâu đầy đủ, tỉ mỉ mọi thứ quần áo, đồ dùng sang trọng không thiếu món gì. Trong khi chờ đợi vợ đi tắm, Nam nằm đọc báo ngoài balcon. Tắm xong, Phùng đi ra chỗ chồng nằm. Từ trên lầu tư cao chót vót nhìn xuống sân. Bỗng Phùng chỉ tay xuống đất, gọi giật chồng, hét to:
- Coi hai cái đứa mất dạy kia kìa. Chúng nó bám riết theo tạ Cố ý chọc quê tụi mình đó.
- Không phải đâu em. Chỉ là sự tình cờ, trùng hợp ngẫu nhiên thôi.
- Xì. Tình cờ gì! Mình dời đi chỗ khác. Đi anh.
- Sao lại vậy?
- Anh không đi hả. Nếu anh thích, cứ ở đây với chúng nó.
- Em kỳ ghê à nhạ
- Ừa. Tui như vậy đó.

Nam đành phải thu xếp đồ đạc dời đi hotel khác. Trả phòng, chàng phải nói dối với bà chủ là: Có ?điện tín?, cần về Sài Gòn gấp. Dĩ nhiên là mất toi tiền phòng vô lý. Dời đến hotel xa thật xa bờ biển. Khi xuống garage lấy xe hơi, hai người lại ?đụng độ? với cặp vợ chồng trẻ lúc chiều. Họ vồn vã hỏi thăm ?anh chị? rất lịch sự:
- Chào anh chị. Sao anh chị không ở hotel nầy với chúng tôi cho vui nhỉ?
Nam áy náy bắt tay ông chồng, vội trả lời:
- À... Chả là vì tôi có bà con ở đằng kia, họ đã lỡ hẹn phòng rồi. Cám ơn anh chị. Chúc anh chị những ngày nghỉ hạnh phúc vui vẻ nhẹ
Phùng trề môi lườm nguýt họ một cái rất dài, cô xù mặt quay đị Lên xe, trước khi đóng cánh cửa xe hơi ?cái rầm?, Phùng thò đầu ra cố ý đốp vào mặt họ:
- Cái thứ đó. Anh nói chuyện làm gì!
Hai vợ chồng trẻ kia sửng sốt, đứng ngây ra nhìn. Họ nghe rõ mà. Trách sao có người làm câu thơ:
Lấy vợ xin anh lấy vợ hộ
Lỡ sau mà có gặp côn đồ.
Em cười, chúng tưởng Chung Vô Diệm.
Hồn xiêu phách lạc cõi hư vộ

Nói chung, trong tuần lễ ?trăng mật? chả vui vẻ gì! Ui! Cải nhau suốt bốn năm lần. ?Chàng? rủ ?nàng? đi tắm, thì nàng kêu mệt, bỏ đi nằm ngủ. Khi ?anh? mời ?em? đi ăn, thì em chỉ thích coi ca nhạc, chồm lên cười hô hố. Hai người đi tắm nửa chừng, nàng nói ?không vuỉ, lại hầm hầm bỏ về phòng ngủ vùi. Nam dỗ dành chìu chuộng vợ hết cách, vẫn không xong. Thế rồi em & anh? suốt ngày Nam tự đấm ngực oán trách:
Lúc xưa thì vậy, giờ không còn gì...
Cái hôm mà nàng vu quỵ
Ta biết ta sẽ bị ... đì lai rai.
Khổ thân cho kiếp con traị
Một lần lấy vợ bằng hai lần... mù.
Lưng thì mỗi ngày mỗi gù.
Cày ba bốn jobs để... bù nàng tiêụ
*
Cuộc hôn nhân nầy như một ?trò đùa của định mệnh tàn nhẫn & trớ trêu?. Vì quả thực, hai người vừa ăn ở với nhau chả bao lâu, đã "phát sinh ra" đủ thứ chuyện bực bội rối rắm đầy mâu thuẫn. Mỗi người có một cá tính dị biệt, rất khắc khẩu, hầu như mọi vấn đề đều khác biệt lạ lùng. Nam ngậm ngùi dấu kín nỗi đau trong lòng. Ban đầu, trước khi đến với nhau, Nam thấy vợ cũng xinh như ai, sau khi về nhà chồng, mấy bà chị, em út nhất là mẹ chồng (vì họ ước mong có một thành viên mới, nhất là nàng dâu trưởng) xúm lại bên Phùng, họ dùng quần áo, phấn son và nữ trang vòng vàng kim cương sáng chói, để trang điểm cho nàng them kiêu sa lộng lẫy. Từ đó, một cô gái nghèo đã vươn lên nấc thang danh vọng đầy kịch tính:



Chẳng lẽ cuộc sống của vợ Nam trong gia đình giàu sang nầy, chỉ tẻ nhạt trống rổng từ việc ăn, uống, ngủ, với mẹ chồng và chị em chồng đi mua sắm? trang điểm, suốt ngày đi ra đi vô chăm chút ngắm nghía vẽ đẹp mê hồn, Phùng không phải động tay động chân bất cứ việc nhỏ nhặt nào, mà nàng vẫn không bằng lòng thôi sao? Đằng sau nét đẹp mỹ miều của một phụ nữ nầy là một con người khác. Nam không hiểu được sự gì là vẽ đẹp thật sự từ nội tâm thể hiện ra bên ngoài!? Phùng có thể có vẽ đẹp kiêu sa bên ngoài, nhưng không thể trau dồi vẽ đẹp thuần khiết nội tâm, để Nam có thể tăng thêm tình yêu vợ.
Một hôm bà bếp bị ốm, hai người làm thì một người phải trông chừng trẻ nhỏ, một người lau dọn giặt giũ; vợ Nam túng túng vụng về luộm thuộm nấu ăn, chàng cũng muốn thân thiết nên đứng giúp vợ cất dọn những thứ bừa bãi Phùng giăng đầy khắp nơi:
- Lửa to quá, vặn lưa? nhỏ chút xiú, em coi chừng trào hết canh ra nè.
- Nấu canh, em không bỏ đường vô nhiều vậỵ
Nàng bực tức quăng cái vá:
- Lảm nhảm ồn quá, giỏi thì tự làm đi!
- Không biết, lại chẳng nghe ai, tức giận nỗi gì ha!
- Tui như vậy đó.
Chàng cười ha hả, mà lòng đau buốt chỉ ngữa mặt lên trời:
Bắc thang lên hỏi ông trời
Ðời con đau khổ đã nhiều, thấu chăng?
Ông trời cúi mặt than rằng
Tao đây cũng khổ, cắn răng chịu đòn!

Bắc thang lên hỏi ông trời
Vợ con nó quá dữ như bà chằng
Ông Trời ổng trả lời rằng
Vợ tao còn dữ gấp trăm vợ mày

Bắc thang lên hỏi ông trời
Vợ con dữ quá, con xin bỏ nàng
Ông Trời ngó xuống trả lời
Mày bỏ được nó thì tao con mày (*)

Nếu ?tôi? thích A, thì ?người tả lại thích Z. ?Anh? thích màu xanh, ?Em? lại thích màu đỏ. Giống như một chiếc xe hơi mới toanh, khổ nỗi lại có hai cái "vô-lăng? hai hộp số, hai cái thắng. Thì, ?tôi? định rẽ về bên phải. ?Người kiả lại muốn lái về bên trái. ?Tuỉ muốn nhấn ga, thì ?bả? muốn đạp thắng. Tréo cẳng ngổng. Mà con đường đời thì không phẳng phiu, êm ái trơn tru gì. Nó quanh co, gập ghềnh, lởm chởm, gồ ghề, uốn lên uốn xuống khúc khuỷu quanh co ghê lắm. Chả có lần Phùng đã ?vui vui nhắn nhe anh? ngâm nga ra rả:

Chiều chiều bìm bịp kêu chiềụ
Lấy vợ thì cũng lấy liều mà thôi.
Ban ngày làm việc tả tơị
Ban đêm hầu vợ, phận tôi đêm trường.
Nằm chung thì bảo... chật giường.
Nằm riêng lại bảo... tơ vương con nàọ
Lãng mạn thì bảo... tào laọ
Đứng đắn lại bảo... người sao hững hờ.
May ra vợ có... nương taỵ
Ta mới sống trọn kiếp này dài lâụ
Làm chồng phải nhớ lấy câu:
"Nhất vợ nhì trời", đừng ẩu... phanh thây.
(Mình vì mọi người... mọi người coi mình nhự.."mọi.")? Bắt đầu ?một mái gia đình hạnh phúc? như thế đó.
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Còn em sao lại hơi chồng ?hổng? quen.
Tình chỉ đẹp khi còn dang dỡ
Cưới nhau về tắt thở càng nhanh.

Từ đó, cuộc sống lứa đôi thật nhàm chán. Đến với nhau chỉ là bổn phận. Vì, thật ra cả hai không hề yêu nhau. Đây chỉ là một cuộc ?gạ đổi?. Có lẽ nào như chuyện ngẫu nhiên của ?đôi đũa lệch, mốc, chọi mâm son?? Hai đứa không có thì giờ ngồi lại với nhau ?tìm hiểu? kỹ càng trước khi bước vào hôn nhân. Chỉ như sự? ?bắt đầu ngồi đó?, để ?anh chị? làm tròn bổn phận của đứa con chí hiếu. Tuy nhiên, Nam hy vọng (vẫn còn hy vọng chứ) khi sinh ra đứa con, anh mong nó sẽ là: cái gạch nối tình yêu hữu hiệu giữa hai người sẽ tốt đẹp hơn. Nam cố ?nịnh? vợ:
Vợ là cái máy đếm tiền
Vợ là "nội lực" làm nên cơ đồ
Vợ là thủ quỹ thủ kho
Vợ là hạnh phúc ấm no trong nhà.

Thế rồi... Có một đứa con. Hai đứa con. Ba đứa con? Nam cũng chả thấy cái ? gạch nối ? nào cả!!!
Nàng than van: ?Đồng vợ đồng chồng Con đông mệt quá?.
Hay là: ?Con nhà tông không giống lông đỡ giống khỉ?. Thật là: "Tóc quăn chải lược đồi mồi. Chải đứng chải ngồi, quăn vẫn hoàn quăn".
Ngày trước nàng dạ nàng thưa...
Nói năng dịu ngọt cho vừa lòng anh.
Anh tưởng hoa ở trên cành.
Bao giờ cũng đẹp, tươi xanh bốn mùa.
Lời nói không mất tiền muạ
Nên anh... ngọt lại cho vừa lòng nhaụ
Bây giờ chẳng hiểu vì đâụ
Nàng mang chứng bệnh cứng đầu lặng câm.
Làm bổn phận người cha, chàng lo toan chu đáo. Đầy đủ, rất mực yêu thương các con. Làm bổn phận người mẹ, Phùng vẫn chăm sóc con toàn vẹn. Với sự hỗ trợ đắc lực của ông bà nội. Nhất là trong nhà có ba người vú em chu đáo lo riêng cho ba đứa con của họ. Ấy vậy, chàng vẫn hậm hực than rằng:
- "Lạnh lùng thay! Láng giềng ơi!
Láng giềng lạnh ít, sao tôi lạnh nhiều".
Vợ, từ thiếu nữ hiền lành.
Đến khi xuất giá trở thành... "quan gia".
Vợ là con của người tạ
Và ta quen vợ chẳng qua vì tình.
Có quan thì phải có binh.
Nên ta làm... lính hầu tình "quan gia"
Con ta do vợ sanh rạ
Nên ta với vợ... chẳng bà con chị

Càng ngày thì cá tính của Phùng càng bộc lộ tính cũ lồ lộ những cơn bực bội, nóng nảy tam bành lục tặc, quá vô lý. Nam thừa biết rõ vợ ?lên cơn? hổn hào như thế, để thể hiện ?cái tôi? chứng tỏ ta đây có ?uỷ, có quyền, có bản lãnh, ta cần phản kháng, để che dấu mặc cảm thân phận hèn kém nghèo khó. Phùng cóc cần ai và coi họ ?như phả. Nhưng cái lối Phùng ?ăn trả nói treo? ngang tàng, hỗn xượt với tất cả người khác trong gia đình. Nhất là "bố lếu bố láo" với ba má Nam, thì Nam không thể nào chịu đựng nỗi cá tính quá thô lỗ, thấp kém hơn một người bình dân có giáo dục. Tạo ra sự mâu thuẫn trầm trọng giữa mẹ chồng nàng dâu, giữa chị em dâu, em chồng. Mặc dù, chàng biết rõ: ba má mình rất yêu thương con dâu; và họ chịu ép mình hạ giọng để nhịn nhục Phùng.

Điều nầy, khiến Nam càng xấu hổ, ngượng ngùng vô ngần, với chị, em, và bốn người làm bồi bếp đông đúc ở trong nhà. Ôi thôi! Ngày nào cũng như ngày nấy: "Nội-chiến tưng-bừng" à. Không khí trong gia đình ba má xưa, khi chưa có ?dâu về?. Không phải chàng hãnh diện khoe khoang & tự hào, chứ quả thật gia đình Nam là một đại gia đình có lễ phép, anh chị em trên thuận dưới hoà, êm êm ấm ấm, hạnh hạnh phúc phúc thật sự. Đúng nguyên nghĩa hạnh phúc của nó. Nhưng? khổ nỗi chỉ vì cái nhưng:
Ngày ấy "khiêng về" cô vợ khùng!!!
Bởi vì nàng ăn nói lung tung,
Trợn mắt, bặm môi, cười... rồi khóc
Khốn khổ đời trai phải sống chung!!! (**)
Đến nay, khi đã ?rước nàng dzìa Dinh?, mỗi ngày đi làm về, Nam đều phải ?dàn xếp? những chuyện chả ra gì. Bên nào cũng trách:
- Anh sợ bả, sao anh không dám nói gì vậy?
- Anh đừng đội vợ lên đầu.
- Vợ gì chẳng có giáo dục, hổn láo hết biết.
Cho dù:
Vợ là quả ớt chín cây.
Đỏ tươi ngoài vỏ rất cay trong lòng.
Vợ là một đoá hoa hồng
Vợ là sư tử Hà Đông trong nhà.

Còn ?nàng? khi thấy chàng có mặt ở nhà, đã đấm ngực la làng:
Chồng người ta làm ra khấm khá
Chồng của mình chỉ phá, chỉ ăn.
Lấy chồng cho đáng tấm chồng
Uổng công mai mốt lưng ong hổng còn.
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Cưới nhau về tắt thở càng nhanh.
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện cự om sòm.
* *
Mọi người chịu không thấu nỗi, nên ba của Nam đã cho họ một số tiền lớn, kèm theo số tiền ?vợ chồng tả dành dụm bấy lâu. Ba muốn họ dọn ra ngoài ở riêng, cho yên ổn. Vâng! Chính ông ba của chàng rứt ruột ra quyết định như thế. Nam biết là ba má rất thương con, cháu, không muốn xa rời con cháu bước nào. Nhưng cực lòng đành phải rời xạ Nam đi thuê nhà ở tạm bên đường Duy Tân, chờ ổn định sẽ tìm mua nhà sau. Ra riêng rồi, tha hồ cho Phùng càng ?tung hoành?. Những mâu thuẫn vợ chồng càng hiện hình rõ nét, trầm trọng hơn. Mặc dù chàng cố nghiến răng chịu đựng.
Trông nhìn ông bụt hiền từ
Ngó em cái mặt ôi như bà chằng!
Còn mặt thì cứ hầm hầm.
Nàng trợn một cái, tạ.. bầm mấy hôm.
Việc nhà chẳng chịu trông nom.
Shopping một bận, ba hôm mới về.

Nhưng trong lòng Nam quá đau buồn, chàng đi làm về, vừa mệt mỏi cởi đôi giày ra, là có chuyện không vuị Nam muốn ngồi lại đùa giỡn với các con tí chút, cũng không yên. Phùng cứ ?lải nhải cằn nhằn" đủ điều bên tai chồng. Phùng dằn mặt chồng đánh đập con túi bụi, cốt ý chửi xiên chửi xéo "cái đồ hư đốn giống thằng cha như đúc".
Tội đức lang quân nằm kế cạnh.
Mất ngủ lâu ngày chắc phát họ

Nam không còn yêu vợ như ?thuở ban đầu lưu luyến ấy? thì ngược lại Nam rất thương con, chàng chịu không nỗi cái cảnh con bị hành hạ tàn nhẫn & vô lý, thế là nhiều phen ầm ĩ, một là chàng ôn tồn can thiệp. Nhưng, càng vuốt ve, xoa dịu Phùng bao nhiêu; thì cô nàng lại càng có cái cớ, làm hung, làm dữ bấy nhiêu. Hai là anh mặc áo quần, bỏ nhà đi ra ngoài phố. Ban đầu Nam muốn giữ Phùng lại bên mình, vì Nam nghĩ mình sẽ ?ân cần chịu đựng và huấn luyện? Phùng thành một người vợ tốt. Nhưng sau bao tháng năm? thì Nam hiểu ra mình sai rồi, thật sự hai vợ chồng không ai hiểu ai, không hề có sự đồng cảm, không hề thông cảm. Phùng không xứng với tình yêu và sự kiên nhẫn của mình.

Nam bắt đầu sợ và chán, chán không thể tưởng! Một ngày nào đó bằng cách tệ nhất, có thể một trong hai người sẽ chính thức nói lời chia tay. Bây giờ đối với Nam thì không. Nam không hiểu tại sao người ấy lại cố đập đỗ những gì... mà Nam cho là vẫn có thể duy trì trong hôn nhân, gia đình mình sẽ có cách cứu vãn tốt đẹp! Dù trước đó là những lần đay nghiến, làm cho đối phương đau khổ, tổn thương nhau,. Nhưng bây giờ Nam đổi cách cư xử, im lặng, làm ngợ Nam càng không hiểu tại sao bà vợ lại muốn rời bỏ gia đình nầy và chia tay? Có thể sau 75 "đổi đời" thì tình cảm và tình đời trong Phùng cũng vụt thay nhanh, đổi đời (vì một người đàn ông nào đó, cũng nên).

Lúc nghĩ tới chuyện... có con.
Nàng hứ một cái, chẳng còn thiết thạ
Ra đường thấy vợ người tạ
Về nhà thấy vợ... tu cha cho rồi...
Nhưng lỡ ăn kiếp, ở đờị
Cắn răng chịu đựng, chờ thời đổi thaỵ
Biết đâu sẽ có một ngàỵ
Ta có cơ hội giải bày vợ hay.
May ra vợ có... nương taỵ
Ta mới sống trọn kiếp này dài lâụ
Làm chồng phải nhớ lấy câu:
"Nhất vợ nhì trời", đừng ẩu... phanh thâỵ

Ra đường, anh không biết đi đâu; làm gì cho hết giờ? Nam chui vào mấy quán Bar uống rượu, gặp vài ba cô cava lôi kéo, ôm hót quờ quạng hun hít, tán hưu tán vượn, cho quên buồn: Đợi đến lúc tối mịt, tối mò, nửa đêm, nửa hôm khuya khoắt, Nam bò về nhà; anh vẫn nghe ra rả bên tai tiếng Phùng chửi rủa con cái, quăng thúng đụng nia, la mắng hai người vú léo nhéo. Phùng chửi xéo, chửi xiên chồng, kèm theo tiếng đập phá đồ đạc. Nam không thể hiểu nỗi tại sao vậy, Phùng muốn gì!? Trong nhà nầy tương tự như một "hoả ngục ở trần gian" rồi. Nam biết ?chuỉ vào đâu mà ?trốn? đây hử?
Lấy vợ nên kiêng lấy vợ ghen.
Áo quần khi xé rách teng beng.
Rủi hôm cao hứng chồng về trễ.
Bể chén, bể ly, bể cái đèn.?
Vợ là quả ớt chín câỵ
Đỏ tươi ngoài vỏ rất cay trong lòng.
Vợ là một đoá hoa hồng.
Vợ là "sư tử Hà Đông" trong nhà.
Nam than thở? đắn đo; mà bà vợ thì ngầm ngầm nung nấu ý định:
Người ơi gặp gỡ làm chi
Để rồi hai đứa chia ly hai đường!
Hay là:
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng.
Nếu mà em lấy phải chàng,
Em thà thắt cổ cho chàng ở không. (*)
* * *

Hoàng Phương Nam mong quý vị ?tuyệt thế cao chiêu? nếu ai có diệu kế lâm ly độc thủ chi, xin vui lòng bỏ chút thì giờ, to nhỏ mách bảo cho em với, để cho ?Hoàng Phương Nam tôi? xin thỉnh giáo, là: ? tôi phải có cách nào hay ho, để ?trừng trị cái bà nội tướng ác ôn nầy?, cho bà ta im re, xép re, khép nép, lép vế? một xí: Qúy vị: cao thủ, cao kiến, cao học, cao minh, cao lâm, cao vọng, cao niên. Niên trưởng, niên? khóa, niên thiếu, niên giám. Thái giám, thái sư, thái úy, thái tử, thái hậu, thái thượng hoàng ? chi chi đó; khi nào có dịp đi qua Miên, xin nhớ nhắc dùm tôi mua cao hổ cốt, và ăn đường thốt nốt? (xin quý vị tha lỗi cho: ?tôi bị ?mụ vợ? quay tưng bừng, nên điên thật, ăn nói ba xàm ba láp tầm bậy tầm bạ. Chỉ vì ? con mụ vợ? ni rùi!). Tôi ước mong qúy vị siêng? ghé thăm người khùng khùng, điên điên như Nam tôi, vui lòng nhỏ giọt nước mắt xót xả khích lệ khuyên nhũ Hoàng Phương Nam tôi nên làm gì? làm gì? (với ?con vợ?) bây giờ??? Hay là cho tôi ?cùi vì vợ? cho bỏ ghét cái tật tui ngủ). Hỡi Trời!

Và? và? và? Còn một điều nầy nữa? mặc dù Hoàng Phương Nam tôi đã ghi nhớ những độc chiêu: những câu Thơ rất quý giá trên; tôi không còn trí óc để nhớ hết các tác giả thần tượng kia; (*) những câu thơ đã ghi trong nầy, về VỢ rất trứ danh. Ai là tác giả? ai là ai? mà quá tuyệt vời đến thế không biết. Bội phục! Vậy, nhân đây ?Nam tôi? mong quý thi sĩ bỏ lỗi cho tôi về vụ ?tui chôm chĩa?, sưu tầm lượm lặt Thơ Vui của quý vị nhá. Và, Nam mạn phép chêm những câu thơ nầy vào ?gia phả nhà họ Cú? của Hoàng Phương Nam; đồng thời xin hết lòng cảm ơn quý thi sĩ và xin tạt dạ ghi ơn.
***
Tình Hoài Hương
*
(*) Thơ sưu tầm lượm lặt
(**) Thơ Vui Tình Hoài Hương

Tình Hoài Hương

Mục Lục


3. Duyên Số


Vành Khuyên



Vợ chồng gã xung khắc. Thật kỳ, chồng nói một câu thì vợ tức chịu không nổi nói lại hai câu. Chả phải là vợ gã muốn gã khùng lên nhưng ả ghét bị hiểu lầm. Ả bao giờ cũng muốn nói cho chồng hiểu được mình nghĩ gì mới thôi. Thế mới ra lắm chuyện.

Có trách, trách ông Tơ, bà Nguyệt, xe duyên lầm cho gã và ả. Lầm gì nổi, đi mãi tới đường cùng, chả thấy ai, giờ có là hai người xấu nhất trên thế gian này, gặp nhau tại một góc trời, không còn có thể nhìn chỗ nào khác thì gã và ả vốn là của nhau nên mới gặp nhau kiểu đó. Còn lạ gì trò đời nữa! Ả trách ông Trời một thời gian rồi thôi không trách nữa. Ả đâm ra tội nghiệp gã, vớ phải mình, một người đàn bà hay nói. Trách mình không được bao lâu ả lại đâm ra hận gã, hận là tại gã nói ít thôi chứ có phải ả muốn nói nhiều đâu. Cái vòng này cứ luẩn quẩn, riết rồi ả chả còn biết trách ai, mà trách cái miệng mình, cái đầu mình, nghe chừng như ả chưa bao giờ muốn làm điều đó, lòng ả ý tốt mà. Có ai hiểu dùm cho ả không?

Lâu rồi, ả và gã cũng chả thân thiết gì, tại cứ hục hặc mãi chữ nghĩa mà. Nghĩ mà tội! Khó lắm mới có 2 mụn con, đó là lúc quẩn, chả muốn đem vạ về nhà. Ả và gã ngã vào nhau, dù chỉ một lần trong bao nhiêu năm, Trời Phật hoá thương, cho đại hai đứa bé cho ả và gã bận rộn, bớt cãi nhau cho thiên hạ đỡ tiếng ồn. Không cãi đâu có nghĩa là êm ấm. Ả chỉ bận quá nên không có thời gian mở miệng. Gã chỉ mệt quá vì lo tả, sửa cho hai đứa con mà tạm quên cái tính nói nhiều của ả đi, cho ả muốn nói gì thì nói. Mệt quá rồi! Ông ngã vào có hai lần thì hai lần đúng hai đứa con. Thật tình gã cũng công nhận gã có duyên số với ả thật. Thế không thì sao mà cứ buồn chán quá, nghĩ tới chuyện xa nhau là lại có chuyện bị níu kéo khiến gã phải suy nghĩ lại mà ở lại với ả như thế này.

Ả cũng lạ, khổ lắm! Mà biết có đi đâu, như lúc chưa chồng, họ hàng anh em người ta khinh cho chứ lại. Qua đây 15 năm, ả cũng vẫn chưa bức ra được cái áo làm một người đàn bà Việt nam, sợ tai tiếng bỏ chồng. Ơ không sống được với nhau thì bỏ chớ còn để làm mắm à. Ả đâu có sợ bỏ, nhưng cũng như những người đàn bà khác, ả thấy tội cho hai đứa con, có bố mất mẹ, có mẹ mất bố, tiền phụ cấp, thăm nuôi, chán bỏ xừ. Á lên nét, cũng thấy khối người được ra phết, nhưng biết người ta có thực không, lại ôm cái gối mơ mà ngủ rồi bỏ cái hiện thực dù có phủ phàng trước mặt đi nữa, ả không nỡ. Ả cười cho suy nghĩ vu vơ của mình. Nét là nét, thực là thực. Ả lại pha trộn hai thứ vào, thực với chả nét. Có nói ả tửng cũng không quá lời.

Ả và gã, ngày này qua tháng nọ, không cãi nhau thấy buồn, cười với nhau mãi cũng chán. Có người dại miệng bảo, vợ chồng không cãi nhau không phải vợ chồng. Đồ cái thằng hâm! Thế khó chịu sau lúc cãi nhau có ai khó chịu dùm không cho này.

Ả và gã có lẽ lúc này hơn bao giờ hết tin rằng vợ chồng không là cái gì cả ngoài hai chữ Duyên và Số, ờ phải, duyên nợ và số phận ạ.

Không tin? Không tin cũng đâu thể làm gì khác hơn đâu.

Cứ nhìn những cặp vợ chồng khác mà coi thì rõ.

Vành Khuyên


Mục Lục


4. Vọng Mưa Mùa Cũ


Phan thái Yên



Từ trên đỉnh đèo Hải Vân, lẩn trong sương mai vờn níu chân người, hắn bâng khuâng đứng nhìn mây nước quyện nhau giữa chốn lưng trời, lòng rối bời nghi vấn cũ. Đi đến hay đi về, phần còn lại của cuộc hành trình vẫn chăng là con đường đi xuống, thấp thoáng mưa bay hoang mang mùa cũ.

Tuổi nhỏ vui vầy theo từng chuyến xe đi về qua đỉnh đèo rộn ràng quán xá. Và cậu trai tơ đi-đi-về-về với Huế, với Đà Nẳng, chợt thấy mình lớn lên, tất bật vụng về, trong ni thương ra, ngoài nớ nhớ vô. Dòng thương nhớ, dòng mưa, bay qua Hoàng Thành, qua dòng sông An Cựu nắng đục mưa trong. Mưa vần vũ trên đỉnh Hải Vân, níu thêm mây xám lưng đèo, rồi đổ hết luyến lưu xuống bến Hà Thân làm ướt áo bầy nữ sinh qua chuyến phà lối về An Hải. Hắn vội vàng quảy thêm nỗi nhớ đổ vào mưa, đầm đìa một mùa riêng từ lúc hạt mưa còn tươi, lóng lánh trên từng sợi tóc mai e ấp má hồng non mười bốn. Cậu học trò nửa-Huế-nửa-Quảng bỡ ngỡ theo bầy bạn mới quen từ Bến Ngự đạp xe qua Kim Long. Cơn mưa mùa hè bất ngờ đổ xuống bến Vạn Xuân. Bầy học trò ồn ào bỏ bến nước, té chạy vào ngôi từ đường kín đáo trầm tư trong khu vườn xanh mướt thanh trà. Nép mình bên gốc phượng, hắn điếng người không dám thở mạnh, làm bộ nhìn mưa sa mù trên dòng Hương bất chợt lênh đênh. Con bé Đồng Khánh mà hắn ớn nhất vì cái tính chua ngoa, không chạy theo bầy, đang đứng núp mưa cạnh hắn. Gần lắm. Từ cuối tia mắt liếc thầm, lụa đẫm mưa hồng ôm bờ chân thuôn mịn màng tôn nữ. Mưa vẫn rơi. Không gian rạt rào cơn luân vũ, thấm đượm vào thân thể dòng cảm giác ngần say cơn sốt lạ bừng bừng da thịt. Trong thảng thốt rần rần nhịp tim đập nhanh hồi xúc động, hắn nghiêng người chạm vào cánh tay trần mát rượi mưa sa. Đôi mắt mở lớn vướng sau nhành tóc ướt buông rèm theo bờ mi thanh xuân. Hạt mưa đọng trên môi, lưởng lự lăn dài xuống cằm, xuống cánh áo lụa đẫm mượt vóc tràm thơm. Hắn hoảng hồn quay mặt, bước đâm sầm xuống bến sông. Những giọt mưa mát mặt và nước dòng Hương quyện ấm dưới chân làm hắn choàng tỉnh cơn mộng, chỉ để cảm thấy ngượng ngùng mà tự trách mình sao vụng về quá đỗi. Té ra con chằng ni đẹp dể sợ. Hắn thầm nghĩ, trong bụng muốn gan góc quay lại, ngắm cho bưa, nhưng cuối cùng rồi cũng chỉ dám một thoáng nhìn. Mường tượng bóng lụa hồng bên bờ nước lẫn chìm trong tàng phượng rũ lá, mênh mông màu hoa đỏ lưng trời vừa ngớt hột?

Em về rải mộng ngày mưa.
Vóc tràm thơm dáng xuân vừa khơi phương.
Tóc mai níu nụ môi hường.
Vắn dài sợi nhớ sợi thương mượt mà.
Đan tay hứng giọt mù sa.
Thuôn bờ chân trổ ngọc ngà lụa phô.
Nhớ nguồn sông dục sóng xô.
Mây nghiêng lời núi chiều phôi pha trời (Phan Thái Yên)

Mùa hè oi ả trôi qua. Huế hiếm hoi những ngày mưa nên vẫn còn ướt trong lòng cơn mưa đầu mùa mới lớn. Còn thơm trong trí nhớ đôi môi xinh tôn nữ láu táu ăn hàng trong quán bánh bèo dưới chân núi Ngự Bình. Và vẫn giòn tan tiếng cười bầy con gái Đồng Khánh giởn đùa trên bến nước xanh bóng tre. Lối mòn xuống bến gần Tòa Viện Trưởng, hắn rành như đếm nhưng chẳng dám mon men nên Cầu Ga vẫn cụt ngủn cho dù hắn và lũ bạn liên minh Quốc-Học Hàm-Nghi đã vòng xe đạp không biết bao lần. Cuối cùng, tên gan lì nhất trong bọn đã hiên ngang dựng chiếc xe đạp bên thành cầu, khum tay cất tiếng gọi tên con bé nó ?chiếu tướng? từ lâu? Huê thơ Huê mộng, cái l. Huê tộng bộng... Bến nước hiền ngoan bổng dậy ba đào. Bầy con trai tan tác đạp xe, cao chạy xa bay khỏi vùng âm thanh ngọt xớt mà chanh chua eo óc. Ngồi nghĩ mệt dưới chân bậc cấp lối lên chùa Báo Quốc, hắn nghĩ tới chút nhụy bánh bèo dính phía trên khóe môi đứa con gái, như một nét son duyên... Đạp xe thả dốc Nam Giao, gió mát lộng và cái miệng duyên dáng dể thương của đứa con gái đỏ au trong trí tưởng hắn. Lúc chiếc xe đạp hết đà lừ đừ lăn từng vòng bánh qua cầu, quẹo về phía đầu đường Nguyễn Huệ, hắn cũng vừa thầm chắc là con bé chẳng cần thêm thắt nút ruồi son làm chi cho rườm rà. Cái miệng đó đẹp nhất trong đám và đã ăn hàng quá mạng rồi...

Ngày vào lại Đà Nẳng, đứng trên đỉnh đèo Hải Vân giăng mắc mây trôi, hắn nhớ những ngày hè qua mà lòng thì nao nao nghĩ tới bạn bè trường lớp và trời thu mưa sắp đến trong thành phố trở lại. Sự luân chuyền của mùa theo giòng thời gian trôi xuôi cùng thinh sắc ảnh hình khiến nơi chốn trở thành và chỉ còn là nỗi nhớ im lìm mà bền chặc như những tảng màu lạnh của một bức tranh tỉnh vật. Hình ảnh cánh phượng hồng lả tả rơi trên dòng Hương và những trái phượng già rụng nằm vương vãi trên đường dọc bờ sông Hàn như nét chấm phá ở hai đầu của một quãng đời. Thời gian trôi, những đứa con trai, con gái lớn lên và kỷ niệm chuổi ngày thơ sẽ nối dài thêm ước vọng.

Người đứng nhìn đọt núi vói trời rồi vọng theo ngàn mây trôi mà mãi hoài kiếm tìm cho mình giấc mộng trùng khơi muối mặn. Tự nghìn năm xưa, người đi về biển xanh, người ở lại đầu non, nên người vẫn mãi phân ly, ngoái vọng, đợi chờ, dắt díu, ra đi. Trên đá cũ lũy đồn cheo leo quan ải, từ hàng trăm năm trước có lẽ gió núi vẫn thổi chạnh lòng người lính thú Đàng Trong. Người hiu hắt nỗi lòng trấn thủ lưu đồn, đợi chờ một tin nhạn, một bóng quần thoa, từ tuốt luốt ngoài tê xa xôi truông phá. Bởi thương anh em cũng muốn vô, sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang... nên người vẫn... chiều chiều mây phủ Hải Vân, súng rền Non Nước bâng khuâng dạ người...(Ca dao).

Những giấc mơ vẫn lặn lội trên đường. Cơn mơ nào nối liền cách trở cheo leo như những toa tàu nối vào nhau bền bỉ, chừng mực. Con tàu thấp thoáng băng mình qua cánh rừng xa, mỏng manh làn khói xám bị gió xé rã rời. Thế thôi, dù có lắng tai cũng chẳng nghe được chút âm vọng nào ngoài nhịp đập tim mình và tiếng gió trời. Con tàu vẫn lăn mình về phía trước, lúc chênh vênh bên triền vực, khi tối tăm dằng dặc qua mấy dặm hầm sâu, để làm chuyện nối liền. Con tàu ra đi, quay về, níu kéo thời gian, nối lại những quãng đời có mưa rơi ở hai đầu nỗi nhớ. Tàu ra Huế, tàu vô Đà Nẳng. Nam Ô. Liên Chiểu. Cầu Hai. Nước Ngọt. Ga lớn. Ga xép. Sân ga. Vẫn tiếng máy tàu xình xịch, vẫn khói tàu phun cao hào sảng rộn ràng và tiếng người gặp gỡ chia lìa, ân cần lưu luyến.

Rất nhiều năm sau, vào những ngày mưa trên Tiền Giang hay bên dòng kinh vùng cuối Việt, gã lính sông biển giang hồ vẫn thường bâng khuâng nhớ về mùa mưa thời mới lớn với từng cơn bão rớt qua vịnh Hàn phố biển quê nhà.

Gió khơi xa về vần vũ thét gào làm cánh rừng dương quanh bờ vịnh run rẩy rạp mình. Vùng nước bình yên cuối dòng sướt mướt mưa nguồn chợt cuồn cuộn sóng trào như đại dương cuồng nộ ngoài kia. Dưới trần mây xám sũng nước, bầy học trò con trai tơi nón đạp xe đi coi nước lụt. Trên khoảng đường dọc bờ sông Hàn từ Bến Mía về phía cổ viện Chàm, có lẽ hình ảnh sinh động duy nhất là dáng bầy học trò gò lưng trong gió ngược. Những chiếc áo mưa trùm đầu, gió bọc căng phồng, nối đuôi nhau như đoàn người lưng gù lặng lẽ hành hương mặc cho cơn lũ giận dữ tuôn trào. Đỉnh tháp chuông nhà thờ Con Gà thoắt biến thoắt hiện trong nền mây hung hãn, trông như một cánh buồm trên đại dương giông bão.

Bầy học trò hăng hái đạp xe qua đoạn đường trũng từ ngã ba Chợ Mới đến gần cầu Trịnh Minh Thế. Một phần vòng xe ngập nước theo đà quay chẻ tuông tung tóe làm sũng ướt từng trận cười vô tư. Cả bọn tụ tập trước cổng nhà cô giáo dạy Pháp Văn, chờ được dịp đẩy chiếc xuồng nhỏ từ sân ra đến bờ đường cao để cô giáo khỏi ướt chân. Trường PCT của hắn đã tạm đóng cửa mấy hôm để làm nơi tạm trú cho nạn nhân lũ lụt từ những quận lỵ vùng núi miệt Tiên Phước, Quế Sơn. Cô ra vào lo lắng, dõi mắt nhìn về phía cây cầu đang oằn mình chịu đựng sức nước từ núi rừng cao đổ xuống. Giữa làn nước đục cuồn cuộn sóng trào và trần mây sa thấp xỉn, chiếc cầu sắt đen trông mỏng manh đến tội nghiệp. Xác những mái tranh nghèo, bụi chuối tàng lá còn xanh, bị bứng gốc khỏi mảnh đất quê, trôi nổi rã rời trên giòng nước lũ.

Bầy học trò quay xe, đạp dọc theo bờ sông xuôi về lại phố. Những chiếc lưng đầm mưa cúi rạp trên thành xe, nương theo đường gió rít điên cuồng trên tàng cây bạc hà lúc qua Trẹm. Dải đất bồi cuối thành phố giờ đây như hải đảo sóng cuộn quanh bờ. Con đường cát mòn ngấm đẫm mưa dầm, dẫn bầy học trò len lỏi qua xóm Thanh Bồ, rồi dừng túm lại sửng sờ trước khu rừng dương ủ ê gảy đổ, nằm rạp mình bi thương dưới trận gió bảo cuồng quay. Mây đen cuồn cuộn phủ kín vùng trời vịnh biển, chỉ chừa khoảng sáng nhỏ phía cửa chân trời tiếp giáp với đại dương. Từng đợt sóng bạc đầu tung trào hung hãn. Sóng thét gào đổ ầm vào bờ mà giờ đây chỉ còn là rẻo cát xám gầy guộc. Liếp cát chắn quá mong manh cho cánh rừng dương chừng như đang phải liếm láp vị mặn của biển sau mỗi cơn sóng trào.

Trên đường trở về nhà, đạp xe qua ngã Cầu Vồng, cậu học trò một mình thả dốc về phía Ga. Hắn tần ngần vòng xe trước con hẻm ướt mưa. Tim đập rộn ràng khi hắn nhìn thấy bóng dáng mái tóc dài thấp thoáng sau khung cửa màu xanh. Mái hiên nhà cô học trò e ấp dưới giàn bông giấy đang chờ mùa hoa tới, vầng lá xanh rì đầm đìa giọt trời theo cơn bảo rớt qua thành phố. Hắn đạp xe đi, mắt còn ngoái chờ một tia ngẩng nhìn và lòng thì vẫn nhủ thầm.

Lúc đạp xe qua ngã ba Cây Quăng, đứng nhìn cống nước cuồn cuộn chảy, hắn mường tượng tới lúc mái tóc ngẩng nhìn lên. Hắn ngần ngừ tiếc rẻ không còn đứng đó vì lúc này cô học trò có lẽ chỉ còn nhìn thấy mưa trôi giạt bên ngoài khung kính.


Phan thái Yên

Mục Lục


5. Hai Lúa Đi Malaysia


Nguyễn Quý Đại



Giã từ Singapore chúng tôi đi xe bus đến Kuala Lumpur, mỗi người trả 22 $. Xe có máy lạnh, ghế ngồi thỏa mái sạch sẽ, nhưng thiếu Toilet. (So với xe bus ở Đức thì đầy đủ tiện nghi hơn, trên xa lộ có nhiều chỗ để nghỉ). Ra khỏi biên giới Singapore du khách trình Passport đóng dấu xuất cảnh, lên xe đi tiếp đến biên giới Malaysia phải lấy hành lý, làm thủ tục nhập cảnh, Quan thuế xét hành lý rất nhanh. Hai bên xa lộ của Malaysia là núi rừng trồng nhiều cây giống như cây dừa nhưng chưa có trái, đường rộng nhưng vắng xe du lịch không có cây xăng, hay quán ăn nhiều như bên Mỹ, dân cư thưa thớt. Thời gian dài khoảng 5 tiếng nghỉ một lần để ăn trưa, quán ăn nhanh không có gì đặc biệt, mỗi món ăn khoảng 3-5 $ (USD). Tiền Malaysia Ringgit (MYR) 1.MYR = 4,411?. Chúng ta đừng ngạc nhiên nhưng nhân viên phục vụ, họ không đeo găng tay bốc các món như chiên, nướng bỏ vào diã vì họ quen ăn bốc.

Xe đến bến gần ga Kuala Lumpur, nếu gọi Taxi phải hỏi giá trước khi lên xe, xem google maps để biết bao xa? Chúng tôi chỉ tốn 5. $ là đến Hotel (ở Phi trường Taxi chạy theo đồng hồ, nơi nầy có 2 hãng xe, nếu lấy xe Taxi Airport phải trả 1$ cho quầy phục vụ, xe chạy đến nơi bấm số tiền cộng thêm 2,5$, đi xe hãng khác thì không tính thêm tiền, dù quầy phục vụ cũng gần đó).

Phong cảnh chung quanh Hotel nhiều Shopping lớn rất sang trọng, những công trình đang xây cất là những building cao bằng kính, là nhà cho dân và văn phòng làm việc của các Cty. Buổi chiều đi dạo phố, chúng tôi gặp rất nhiều người khiếm thị, trên đường có nhiều chỗ lồi lõm mà họ cầm gậy dò đường đi được, đến khu phố bình dân, đời sống người dân còn nghèo, chung cư cũ, rêu phong, Chợ phiên buổi sáng buôn bán giống như bên Việt Nam, tiểu thương có tiệm nhỏ trước cửa nhà, còn những người buôn gánh, bán bưng đủ các loại ngổi dọc theo hai bên đường. Họ làm cá, làm thịt gà tại chỗ, nước đổ ra đường bốc mùi hôi, những quán ăn lụp sụp, khách ngồi trên những cái ghế thấp bằng nhựa đủ màu? Vào khu của người Ấn cũng không khá hơn những con hẽm nhỏ không khí nặng mùi cà ri, các chú Ấn bịt khăn trên đầu, ngồi bốc ăn cơm gà cà ri. Theo phong tục người Ấn, Malaysiả. Họ có thói quen ăn bằng tay (ăn bốc), phổ biến trong tất cả các tầng lớp xã hội. Ít khi sử dụng dao, nĩa, thìa, đũa, họ để thức ăn lên đĩa, cầm đĩa bằng tay trái và bốc ăn bằng tay phải, ăn bằng tay trái là điều cấm kị, tay trái được coi là mất vệ sinh vì được sử dụng đến vấn đề vệ sinh? Phong tục này phổ biến cả ở Trung Đông và một số Quốc gia ở Phi châu.

Malaysia là một Quốc gia đa dân tộc và đa văn hóa. Ảnh hưởng văn hoá giữa Đông Phương và Tây Phương kết hợp với những nét đẹp của truyền thống văn hóa bản địa tạo thêm sự phong phú, đặc điểm này đóng một vai trò lớn trong chính trị quốc gia. Hơn 60 % dân số Malaysia theo đạo Hồi. Hồi giáo được gọi là Quốc giáo, Malaysia theo quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á, bao gồm 13 tiểu bang diện tích 330.242 km². Malaysia theo địa lý thiên nhiên bị tách làm hai phần qua biển Đông: Malaysia bán đảo và Borneo, dân số Malaysia trên 28,50 triệu. Malaysia có biên giới trên bộ giáp với Thái Lan, Indonesia, và Brunei. Biên giới trên biển giáp với Singapore, Việt Nam, và Philippines.

Từ thế kỷ 18, các vương quốc Malaysia bị lệ thuộc vào Đế quốc Anh. Các lãnh thổ bị Anh Quốc chiếm đóng gọi là các khu định cư Eo biển. Malaysia và các bán đảo được hợp nhất thành Liên hiệp Malaya vào năm 1946. Malaya được tái cấu trúc thành Liên bang Malaya năm 1948, và giành được độc lập ngày 31.8.1957. Malaya hợp nhất với Bắc Borneo, Sarawak và Singapore ngày 16.9.1963, danh xưng Malaya thêm chữ si thành Malaysia. Năm 1965, Singapore bị trục xuất khỏi liên bang.

Từ khi độc lập Malaysia trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển tại Á châu. Kinh tế Malaysia phát triển nhờ tài nguyên thiên nhiên, ngày nay Malaysia có một nền kinh tế vững mạnh, theo GDP được xếp thứ ba tại Đông Nam Á và thứ 29 trên thế giới. Malaysia là một thành viên sáng lập của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, Hội nghị cấp cao Đông Á và Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo và là một thành viên của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương, Thịnh Vượng Chung Các Quốc gia và Phong Trào Không Liên Kết. (Tài liệu theo Wikipedia).

Thủ đô Kuala Lumpur có diện tích 243 km² và dân số hơn 1,6 triệu là nơi đặt trụ sở của Quốc hội Malaysia, các cơ quan tư pháp liên bang. Cung điện của Quốc vương Malaysia là Istana Negara. Kuala Lumpur là trung tâm văn hóa, tài chính và kinh tế của Malaysia, nhiều trường Đại học lớn đủ các ngành.

Tháp đôi Petronas Twin Towers, là cao ốc nổi tiếng tại Kuala Lumpur. Từ năm 1991 công ty dầu quốc gia Petronas quyết định dự án xây dựng tháp đôi mãi đến tháng 3 năm 1993 khởi công xây đến ngày 31. 8 .1999 hai tòa nhà chọc trời chính thức khai trương. Tòa tháp đôi này đã từng là tòa nhà cao nhất thế giới khi đo từ tầng trệt lên đến đỉnh cao 452 m, 88 tầng, (diện tích của một tầng là 494,3 m², chiều cao trần là 2,65m). Giữa tầng 41 và 42 nối giữa hai tòa tháp với một cây cầu thép / Skybridge dài 58,4 m nặng 750 tấn. Mặt tiền bao gồm 83.500 m² thép không rỉ và 77.000 m² kính, tạo thành 32.000 cửa sổ và 1.800 cửa lớn của hai tòa tháp. Trọng lượng của 1 tháp cả beton và thép khoảng 300.000 tấn. Trọng lượng nặng nề của hai tòa tháp, do sự thay thế một phần của thép bằng bê tông cốt thép, làm giảm rung động gây ra bởi gió,.16 trụ cột ngầm mỗi tháp, khi những trụ cột bị phá hủy trong hai tòa tháp, sự ổn định của Twin Towers sẽ vẫn không bị đe dọa.

Tháp đôi nầy là một trong 8 tháp cao nhất thế giới. Để giữ an toàn cho tháp , 5 tầng hầm bãi đậu xe có 5.400 chỗ, không nằm dưới những nền tảng của tháp, mà được xây dựng ở một bên cạnh chân tháp. Dưới tòa tháp là shopping Suria KLCC nhiều cửa hàng sang trọng và nhiều nhà hàng tha hồ chọn món ăn ưa thích, ăn kem tính bằng trọng lượng không tính bằng ly. Viện bảo tàng ?Petrosains?, phòng hòa nhạc lớn 865 chỗ ngồi (Philharmonie Malaysia) phòng trưng bày nghệ thuật và hàng trăm văn phòng? Rất tiếc chúng tôi không mua được Ticket để lên trên tháp nhìn xuống Kuala Lumpur là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, truyền thông, dầu hỏa, điện tử, cơ khí và nghệ thuật?. Kuala Lumpur dân cư gồm ba dân tộc chính: người Mã Lai, người Hoa và người Ấn, ngoài ra còn có người Kadazan, người Iban và các sắc tộc bản địa từ Đông Malaysia và Malaysia bán đảo

Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Malaysia, 8,9 triệu du khách mỗi năm đến Kuala Lumpur là thành phố đông dân nhất tại Malaysia, với dân số 1,6 triệu. Sự phát triển của Malaysia phải cần người lao động đến từ Indonesia, Nepal, Myanmar, Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Philippines và Việt Nam. Kuala Lumpur là một thành phố tương đối trẻ so với các thủ đô Đông Nam Á khác, hầu hết các tòa nhà xây từ thời thuộc địa vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.Nhà thích nghi với khí hậu địa phương vốn quanh năm nóng ẩm.

Phương tiện công cộng trong thành phố rất tiện lợi, xe bus chạy miễn phí có 3 tuyến đường màu: xanh, đỏ và tím, qua các khu phố lớn, khu thương mãi hay phong cảnh đẹp. Giống như loại xe ?hop on hop off?, tuy nhiên phải chú ý xuống xe chuyển sang màu khác không nằm cùng một đường phải tìm trạm xe ở một góc đường nào đó, du khách phải cầm theo bản đồ có tuyến xe bus công cộng. Các khu thương mại bán quần áo đẹp, ?made in Malaysiả phẩm chất tốt giá rẻ hơn bên Singapore, thức ăn rất đa dạng không đắt lắm. Đến China Town (Petaling Street) chơi cho biết nơi nầy cũng không có gì đặc biệt, buổi tối khu chợ bán áo quần, nhiều người bán hơn người mua, họ mời khách nhưng không có lôi kéo, giá rẻ vì hàng phần lớn copy. Nhiều quán ăn bình dân vịt quay vàng, cánh gà chiên bơ, cá nướng?thực khách phân đông là người Tàu nhưng không bán thịt heo quay vì xứ nầy phần đông theo đạo Hồi. Nồi đậu hủ lớn bên bếp lửa hồng bốc mùi thơm nhưng chúng tôi không dám ăn sợ Tào Tháo rượt. Chợ trái cây đủ các loại trái cây miền nhiệt đới: chơm chơm, măng cụt, xoài, sầu riêng, dừa, mít, đu đủ? vô cùng hấp dẫn, chúng tôi ham mua ăn không hết không thể mang theo sang Úc, bên Úc xét có trái cây mang vào sẽ bị phạt ít nhất 150. AUD

Kualua Lumpur nhiều cảnh đẹp, nhưng đi chơi trong phố nóng nực mồ hôi lúc nào cũng ướt áo, chúng tôi đi vùng cao nguyên thời tiết mát mẻ dễ chịu hơn, xe bus phục vụ đi về trong ngày 2. $ bao cả đi cáp treo lên núi cao trên đó có Casio, giá đi rẻ như vậy để người ta đi đánh bài. Thay đổi không khí xa phố thị một ngày, nhìn núi đồi mây mù bao phủ mà nhớ về Đà Lạt với kỷ niệm đẹp của những ngày trước 1975.

Kualua Lumpur có nhiều cơ quan ngoại giao, Tòa đại sứ Myanmar/ Birma gần trung tâm thành phố, chúng tôi đến xin Visa đi Yangon, thời gian cấp visa từ 8 sáng đến 12 trưa vì tìm đường chúng tôi đến trể 30 phút, ghi tên vào bên trong phòng đợi rất đông là người Myanmar. Hai chiếc quạt máy lớn chạy hết tốc độ nhưng không khí vẫn nóng nực, chúng tôi đến chỗ xin Visa, anh nhân viên phục vụ lịch sự cầm 4 Passport đi vào bên trong hỏi xếp vì đã hết giờ làm việc, khoảng 10 phút sau anh trở lại miệng nở nụ cười, đưa thêm 4 tờ đơn xin nhập cảnh và phải copy Passport ở quầy bên cạnh tốn 50 cent, điền đơn dán hình nợp vào phải trả 30. $ nhưng họ chỉ nhận tiền Malaysia. Thật vui mừng 30 phút thì có Visa để đến Myanmar. (Chú ý dù quốc tịch Mỹ hay Đức đi Úc phải xin ETA ?Electronic Travel Authoritỷ tốn 14. $, đi Cambodia/Kampuchia cũng phải có Visa tại biên giới trả 30. $).

Từ ga chính đến Kuala Lumpur International Airport (KLIA) có thể đi tàu điện nhanh giá 15. $ xe bus 3. $ (cho mỗi người), xe taxi 50. $, nếu có thì giờ đi xe bus. Trước khi từ giả Kualua Lumpur, chúng tôi đến khu phố Tây Balô/ Backpacker (der Rucksacktourist), rất đông du khách trẻ, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, Hotel loại rẻ phù hợp với túi tiền cho những người thích phiêu lưu, mạo hiễm hay chưa có tiền lương cao, còn đi học?Quán ăn, quán cafe bên đường vắng khách, khu nầy sống về đêm như ở đường Khao San Bangkok. Cô gái nước da trắng, tóc thề tuổi ngoài 20 đứng với người đàn ông luống tuổi nước da ngăm đen, cô hỏi các bác ở Sài Gòn đi ?tham quan?? Vâng, chúng tôi đến từ Munich và Houston du lịch nhiều nơi ngày mai đi Úc, thì cô giới thiệu người đàn ông đó là bạn trai người Úc sang Sài Gòn ?làm ăn? quen nhau cùng đi chơi? Ông ta nói tiếng anh giọng không phải là người Úc mà là dân nhập cư từ Châu Phi hay Trung Đông. Trông hai người như đôi đủa lệch không bằng trang lứa, chúng ta có thể cảm thông cho đàn bà Việt Nam ngày hôm nay? Họ là con ?nhà lành? muốn lấy chồng ngoại quốc hay vì tiền?

Từ Sàigòn nhiều người bay sang Singapore, Malaysia, Bangkok dễ như đi chợ, tiền vé máy bay cũng không đắt lắm. Chúng tôi đến các quốc gia ở Á Châu gặp nhiều đoàn người Việt đi du lịch. Tục ngữ có câu ?đi một ngày đàng học được một sàng khôn?, hy vọng người từ trong nước nhiều năm sống dưới chế độ độc tài CS bưng bít tin tức, có cơ hội ra nước ngoài tiếp nhận những văn minh tiến bộ hơn, nhưng rất buồn cho dân tộc Việt Nam, theo dư luận nhiều người lợi dụng sự mở cửa ra nước ngoài để ?ăn cắp, buôn lậu, đứng đường??.(tấm hình tổng hợp, nước ngoài viết bằng tiếng Việt, cảnh báo đừng ăn cắp? phổ biến trên Internet. Chúng tôi chưa thấy)

Trong tập hợp xã hội có nhiều trình độ văn hoá khác nhau, người ta không thể vơ đũa cả nắm. Thử nhìn người Singapore, người Nhật? du lịch ra nước ngoài họ rất lịch sự, không bao giờ xảy ra nạn ăn cắp, họ có đời sống văn minh, lịch thiệp được thiên hạ kính trọng. Tệ nạn xã hội phần lớn từ các nước XHCN, chúng tôi đi nghỉ hè ở Antalya-Alanya (Thổ Nhĩ Kỳ), Hurghada ? Cairo (Ai Cập), Tunnesia, thường gặp người Nga, người Tàu họ rất ồn ào, giành ghế nằm ở bãi biển rất thiếu lịch sự. Lúc ăn họ tham ăn, tham uống lấy cả mâm đầy, ăn không hết bỏ đầy bàn,

trong khi ngoài xã hội nhiều người không có ăn! Những yếu tố đó đã làm cho người ta mất cảm tình. Người Đức cũng trải qua chiến tranh, thế chiến II nước Đức bị tàn phá, dân từng đói khổ nên họ lấy đủ ăn không bao giờ bỏ thừa. Một số người Việt Nam hơn 40 năm sống dưới chủ nghiã cộng sản ảnh hưởng những cái xấu của người Nga, người Tàu, mà còn thêm tội ra nước ngoài ăn cắp! Thử hỏi là người Việt Nam chúng ta có buồn không?



Nguyễn Quý Đại


Mục Lục


6. Đi Về Đâu


Trần Thành Mỹ



Mùa thu năm 2015 sao mà nhiều chuyển biến quá. Không phải mùa thu của Lưu Trọng Lư thơ mộng

« Lá thu rơi xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp trên lá vàng khô. »

Hay của Anatole France « le ciel agité de l'automne, les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent »(bầu trời lay động của mùa thu, những chiếc lá vàng trong những hàng cây đang run rẩy ) mà là một mùa Đông đến sớm hơn với những cơn lạnh bất chợt, thời tiết lên xuống phũ phàng, bầu trời ảm đạm ít có ánh sáng mặt trời. Không gian bao trùm khó thở như báo hiệu một hiện tượng bí mật khó hiểu khó lường ngoài sự tưởng tượng của con người, sự thành hình nổi dậy bành trướng của IS (État Islamique Nước Hồi giáo ).

Âu châu biến động ! Bao hiện tượng chính trị xáo mạnh làm Liên minh Âu châu hòa bình chưa kịp phòng bị, chuẩn bị bảo vệ thì biến cố nhỏ liên tiếp đến cực kỳ quan trọng lan rộng ra thế giới. Cuộc sống đang bình thản của Cộng đồng Âu châu bị đánh thức rồi xáo trộn lo sợ không biết còn gì xảy ra trong tương lai gần đây ? Những cuộc khủng bố tấn công, bằng súng đạn nặng thật, đặt bom do những người cảm tử quá khích trên đất liền rồi cả trên không, ở các nơi đông dân cư hay nơi nhiều khách du lịch làm thiệt hại nặng mạng sống bao nhiêu người dân vô tội, và làm hao hụt cả ngân sách nhà nước đáng lẽ để giúp các nước nghèo hay phát triển đất nước.

Đáng lo ngại hơn là làn sóng tị nạn vô tiền khoáng hậu của các nước Hồi giáo đang có chiến tranh và Phi châu sang Âu châu. Báo chí truyền thông mặc sức tốn công vung bút săn tin hình ảnh bình luận ủng hộ bài bác, Nhà nước đang lo tìm vớt người vượt biển, lo chỗ ăn ở cho người tị nạn càng ngày càng ồ ạt tràn sang.

Người dân bản xứ đang bị ảnh hưởng trầm trọng của cuộc khủng khoảng tình hình kinh tế toàn cầu nay lại bắt buộc mang thêm cái gánh nặng nữa, một phần do hậu quả của chính sách xâm lăng đô hộ của lục địa Âu châu thời trước, « dân di tản »(les migrants) đủ mọi thành phần, chính thể, không cùng tôn giáo, ngôn ngữ khác lạ, phong tục tập quán hoàn toàn không giống nhau. Hai mươi tám nước trong cộng đồng Âu châu lại bất đồng ý nhau trong việc phân phối nhận « khách tị nạn » với nhiều loại yêu sách của họ. Và đấy cũng là một trong lý do mà Liên Hiệp Vương quốc Anh sau cuộc Trưng cầu dân ý, phe ủng hộ rời Liên Hiệp Âu châu Brexit (British Exit) thắng cuộc, Liên minh Âu châu chỉ còn 27 thành viên ngày 24 tháng 6 năm 2016.

Hơn thế nữa, phần đông tị nạn là thành phần trẻ thanh niên đàn ông đi trước dưới sự tổ chức lậu của các lái mối đưa đường (passeurs) ăn tiền cắt cổ tồ chức vượt biên bằng đủ loại phương tiện tàu thuyền nhỏ lớn nhét đầy người như hộp cá mòi ra khơi rồi để mặc họ trên biển bất chấp không màng đến sự nguy hiểm sự sống còn của khách hàng của họ.

Rồi sau đó, khi chớp được tin vài nước lớn như Pháp Đức?vì Nhân quyền, nhân đạo, bằng lòng hợp tác với nhau trong việc tiếp nhận thêm những nạn nhân chiến tranh ở các nước Trung Đông và các nước còn chiến tranh ác liệt như Pakistan, Afghanistan tức thì như nước vỡ bờ, phong trào tị nạn ồ ạt bắt đầu đại trà di tản bằng mọi phương tiện, lợi dụng không biên giới giữa Liên Hiệp Âu châu do Hiệp ước Schengen.

Nguy hiểm hơn thành phần bất hảo khủng bố mảfa buôn lậu cũng có thể lợi dụng tình trạng bất lực kiểm soát trà trộn vào dòng người tị nạn tìm cơ hội hoạt động sau nầy. Hơn thế nữa, phần đông là thanh niên trai trẻ, do đó cũng là lý do bất ngờ cực kỳ khó khăn để giải quyết hoàn cảnh của họ về nhiều mặt như vấn đề tâm sinh lý, văn hóa phong tục tôn giáo, v.v?

Lý do khác nữa, bao nhiêu kẻ đã lạm dụng và trục lợi trong việc áp dụng Luật Nhân quyền cũng như về tự do tôn giáo. Khó mà làm thỏa lòng được mọi người vì làn sóng di dân nầy đã được rỉ tai tuyên truyền trước bởi các tên đầu nậu đưa đường dẫn mối lậu bất lương bất hợp pháp rằng châu Âu giàu có hòa bình ít dân cần thành phần lao động trẻ đang mở rộng vòng tay tiếp đón họ nhiệt thành.

Nhưng tự do cũng phải có cái giá của nó. Họ được tuyên truyền là sang đến được đất hứa là có nhà cửa xe cộ công ăn việc làm ngay để rồi họ sẽ bảo lãnh gia đình vợ con sang hội tụ. Sự thật không như họ nghĩ làm họ thất vọng tiến thối lưỡng nan và bắt đầu biểu tình đòi hỏi leo thang. Và dòng người tránh chiến tranh nghe xúi dục bởi kẻ dẫn đường lậu cứ vẫn lên đường di dân tị nạn.

Thành phần ra đi càng ngày càng phức tạp hơn gồm nhiều nước khác nhau, từ các nước đang chiến tranh ác liệt như Syrie,Irak,.. đến các người tị nạn kinh tế, thành phần bất hảo, quân phiến loạn, khủng bố không ngớt đổ bộ liên tục không biết đến bao giờ mới ngưng được. Dân chúng bản xứ địa phận lúc đầu còn nhiệt thành đón tiếp nhưng càng ngày trước sự phức tạp đa dạng khó giải quyết có thể nói rằng bế tắc, của các người di dân đa dân tộc thù nghịch nhau, đa tôn giáo, phong tục truyền thống khác nhau, trình độ, văn minh nghèo giàu đủ loại.

Chẳng hạn như nhìn thấy trùng trùng những tấm lều vải đủ loại hình màu trên nền đất nhơ nhớp ở Pas de Calais miền Bắc nước Pháp mà người dân đia phương gọi là Jungle (Đám Rừng), mà ở trong đó cũng có nhà thờ, mosquée, ai cũng nghĩ rằng họ chỉ muốn sang tị nạn ở Âu châu, nơi nào cũng được.Thế mà vào mùa Đông 2015, khi chính phủ Pháp định giải tỏa khu trên để đưa đến các dãy nhà tạm trú tiện nghi hơn hoặc trong những container đặc biệt thiết kế thành nơi cư ngụ trong khi chờ đợi xây cất những khu trại tị nạn mới thì bất ngờ lại có vấn đề chống đối xảy ra. Một số người nhất định bám trụ ở Pas de Calais để tìm cách sang Anh qua đường hầm Channel Tunnel ở biển Manche hay bằng bến phà ở Zeebrugge Bĩ sang Anh.

Một số người khác như Irak, Syrie còn phát biểu với báo chí họ sẽ trở về lại xứ họ vì họ tưởng rằng họ sẽ được tiếp nhận nồng hậu hơn, chứ nếu cho họ ở trong container, một loại nhà nhỏ hẹp hàng loạt, mà cũng không có công ăn việc làm và con cái của họ chưa được vào trường để học thì họ thấy như bị sĩ nhục hơn và ở lại làm gì.

Thế là manh nha bao cuộc bạo động chống lại chính quyền địa phương. Chưa hết đâu, các phe phái trong trại tị nạn hiềm khích ấu đả nhau, các giới trẻ sung sức rỗi rãnh đi phá phách như ở Cologne Đức ngay ngày đầu năm 2016, ở Pháp, Bĩ gây thêm bao phiền phức lo âu mới cho nước dân sở tại.

Điểm cũng đáng lưu ý trong giới thiện nguyện Âu Mỹ người ta thường vô tư khách quan quên khuấy mất là thế giới ngày nay không chỉ có quốc gia lớn nhò, yếu mạnh, đang phát triển? mà còn theo tôn giáo nào thể chế nào, quân chủ, quân chủ lập hiến, Cộng hòa Dân chủ, CH Xã hội chủ nghĩa,? hay như trước kia thời chiến tranh lạnh, thế giới chia ra Tự do và Cộng sản, nên việc làm tốt của họ nhiều khi bị hiểu lầm không có kết quả hữu hiệu như ý.

Sự kiện trên làm chúng ta hồi tưởng đến cuộc di tản vĩ đại của dân tộc Việt nhất là miền Nam Việt nam, Việt nam Cộng Hòa sau 30-04-1975 còn bi thảm đáng thương hơn. Lúc bấy giờ các nước đại cường văn minh tiến bộ và ngay cả Khối các nước tự do đồng minh Âu Mỹ Úc chưa sẵn sàng cứu vớt người vượt Biển Đông, Thái bình dương vịnh Thái lan tìm sự sống còn.

Có sống sót được qua khỏi các thiên tai cơn sóng dữ của biển cả lại bị nhân tai do những tên hải tặc tàn ác, người vượt biển trên những chiếc ghe thuyền đầy nghẹt bá thở đói rét hết nhiên liệu trôi theo dòng nước chỉ còn hy vọng được cứu vớt nhờ tấm lòng các thuyền trưởng giàu lòng nhân đạo đi ngang qua hoặc được trôi giạt đến bờ bến nào thì tấp vào đó.

Kế đó họ chỉ được đưa đến những trai. tị nạn xây cất tạm thời không chút tiện nghi để tiếp nhận các người Việt di tản vượt biên hoặc trên hoang đảo nào đó chờ được cứu vớt. Bấy giờ họ phải sống khổ cực trong khoảng thời gian lúc trên đảo chờ được phân phối đi qua các nước tự do qua sự bảo lãnh của thân nhân, nếu không thì được đưa đến các nước nhỏ nào bằng lòng nhận giúp người tị nạn.

Boat people-Thuyền nhân

Hồ sơ xin rời trại cũng đâu dễ dàng gì, bao cuộc phỏng vấn gay go đúng thủ tục cũng gây trở ngại không kém cho việc nhập cư. Làn sóng di tản càng nhiều, đường bộ cùng nguy hiểm không kém qua đường dây móc nối giả thật hên xuôi, xuyên bao nước láng giềng thù bạn, sau lưng công an rình rập bắt lại, trước mặt là nước độc rừng rậm đầy cướp tàn độc giết người cướp của, và ngay cả đường ngoại giao bảo lãnh hợp pháp bang giao quốc tế qua Cao Ủy về người Ti Nạn HCR ( Haut Commissariat des Réfugiés), tất cả đều đặt ra cho người xin tị nạn hay trốn chạy nhiều vấn đề nhiêu khê, vô tiền khoáng hậu rắc rối. Người ở lại cũng bơ phờ xếp hàng cả ngày ở trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, người ra đi cũng không biết có đến bến bờ. Tương lai thật bấp bênh mập mờ bít lối, người còn sống có thân mà như kẻ vô hồn.

Thế là đất nước « thống nhất » mà lại chia ra hai thành phần thống trị và bị trị, còn người dân, người dân trong nước được gọi là Việt (Cộng), ngoài nước Việt kiều.

May mắn thay là dù sống trong hoàn cảnh nào đi nữa, dân Việt tha hương ta không bao giờ quên nguồn cội mình, luôn luôn tìm cách vươn lên sống còn và đã thành công ít nhiều bằng cớ là tiền tỷ đô la từ nước ngoài đổ về hằng năm .

Trên 41 năm (1975-2016) điều mâu thuẩn lạ lùng là Việt nam Xã Hội Chủ nghĩa chưa rút kinh nghiệm xương máu của chính mình đoàn kết để bảo vệ đất nước và tiến nhanh như các nước nhỏ hơn như Nam Hàn, Singapore,?thành nước tự do dân chủ giàu có văn minh.

Tất nhiên là thời gian không biết đợi biết chờ, cuốn theo dòng chảy của mình khách quan vô tình điềm nhiên không quay lạịThế giới biến chuyển cực kỳ nhanh chóng, không nhà tiên tri, chiêm tinh gia, chính trị gia lõi đời nào đoán trước được đúng tình hình thế giới lăn quay. Sự sụp đổ Bức tường Berlin thống nhất nước Đức 1989, sự tan rả khối Cộng sản có ai đoán trước được đâu.

Trong khi đó, càng ngày càng thấy nhiều hiện tượng lạ xảy ra do ảnh hưởng áp lực mạnh về mọi mặt của ông bạn láng giềng « môi hở răng lạnh » từ Bắc đến miền Nam, sự hiện diện phù thủy của họ kín kín hở hở qua các công trình xây dựng đồ sộ biệt lập do tập đoàn công nhân Tàu chính cống sang, các « Tô giới » có sinh hoạt riêng dùng tiền « Tệ » của họ, còn ngang nhiên nghiêm cấm người dân bản xứ lai vãng ở khu vực họ mướn hay mua trong một thời gian dài 20,50,70 năm như cảng Vũng Áng của nhà máy gang thép nhựa Formosa với diện tích 22.781 ha trong 70 năm.
Nhà máy gang thép Formosa
Lúc đầu, biên giới đất nước đất biển ta bắt đầu thu hẹp vì chiếc mũ khăn đống hay chiếc nón lá truyền thống của dân tộc Việt ta tựợng trưng qua Lạng sơn Cao Bằng, Ải Nam quan, suối Bản giốc, ranh giới tuyến đầu phía Bắc với Trung quốc bay đâu mất đi mà người dân không biết không hay.

Rồi sự hợp tác giữa Việt nam và Trung quốc càng chặt chẽ hữu nghị « thắm thiết » thì sự hiện diện tự do của người Tàu cả dân thường đến quân nhân trong bộ áo công nhân bảo vệ cơ sở vật chất quyền lợi của họ tràn đầy từ mũi Cà mau cho đến Hữu Nghị quan tức là Ải Nam quan ta ngày trước, trong các công trình đồ sộ nhất là về công nghệ như khai thác bauxite bùn đỏ ở Tây nguyên, Formosa ở Vũng Áng và đến nhà máy giấy Lee & Man với 82ha tại Cụm Công nghiệp sông Hậu huyện Châu thành tỉnh Hậu Giang thuộc Đồng bằng sông Cửu long?

Điều khó hiểu và quái lạ là nhìn trên bảng đồ Việt nam đâu đâu cũng có cơ sở Tàu hơn thế nữa chiếm vị trí chiến lược đặc biệt ở những khu vực quân sự quan yếu với thái độ của người bạn láng giềng khổng lồ nầy càng ngày càng giống như ông chủ toàn quyền đặt cơ sở vật chất công nghệ, sản xuất chế tạo tùy ý trên địa bàn đất đai từ Bắc vào Nam. Hơn thế nữa, nơi nào họ mướn mua đều trở thành Tô giới đặc và độc quyền của họ, ngoại bất nhập, cấm luôn cả người Việt lai vãng. Ôi Việt nam ta còn hay mất ?

Mặt khác, trong khi năm nước Đông Nam Á như Việt nam, Phi luật Tân, Brunei, Indonésia, Malaysia đang phải đối phó trực tiếp với chính sách bá bành của đàn anh Trung quốc muốn chiếm trọn biển Đông đe dọa đến cả nền an ninh đường hàng hải và hàng không quốc tế qua Đường lưỡi bò chín đoạn trên Biển Đông, thì Liên minh Âu châu cũng điên đầu với tình hình Trung Đông, Syrie,? rồi đến sự nổi dậy của Nhà nước Hồi giáo IS khủng bố gây ra làn sóng tị nạn ồ ạt sang Âu châu. Bao cuộc đặt bom bắn giết ở khắp cùng hầu hết các nước Âu châu phát xuất từ Bỉ đến Pháp?làm xáo trộn tinh thần và đời sống hòa bình của người dân ở đây.

Vậy là thảm họa người giết người xảy ra có thật rồi, thế giới sẽ đi về đâu ? Điểm nguy hiểm nhất là con người như đánh mất niềm tin, không tin vào một ai và gì gì hết kể cả các đấng thần linh, vì thế không từ nan sử dụng áp đặt bất cần phương cách phương tiện nào hữu hiệu nhất cho việc tàn sát lẫn nhau không tiếc thương, bất nhân.

Còn thân phận những nước nhược tiểu đói nghèo sẽ đi về đâu, trở lại thời kỳ lạc hậu ngày xửa ngày xưa ? Cũng không được nữa đâu vì môi trường thiên nhiên luôn luôn thay đổi và đã bị ô nhiểm trầm trọng rồi.

Vả lại hiện nay vấn đề tị nạn vì chiến tranh là chính sách thời sự hàng đầu làm chia rẻ nội bộ trong nước, làm điên đầu các xứ giàu mạnh tự do dân chủ và lúng túng trong việc giải quyết ổn thỏa.

Từ thế kỷ 19 vấn đề di dân tị nạn còn được nhiều quốc gia hưởng ứng mạnh mẽ như các khối nước tự do Âu Mỹ Úc,? còn ngày nay biết đi về đâu khi chiến tranh thế giới thứ ba bùng nổ chẳng hạn?

Và khi đề cập đến Chiến tranh chúng ta chợt hồi tưởng lại những câu nói để đời của nhà quân sự nổi tiếng thế giới hoàng đế Pháp Napoléon 1er (Nả Phá Luân Đệ nhất) : « Muốn có hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh. »

Đặc biệt nhất là trước tình hình thế giới ngày nay, trước « Giấc mộng Trung hoa » từ ngàn xưa bá chủ toàn cầu, cường quốc hàng đầu thế giới, Napoléon Đệ nhất cũng đã có câu tiên tri về Trung quốc từ năm 1816 :

« Laissez la Chine dormir, car lorsque la Chine s?éveillera, le monde entier tremblera. »
« When China awakes, it will shake the world.?
(Hãy để cho Trung quốc ngủ yên, vì khi Trung quốc thức giấc, cả thế giới sẽ rung chuyển.)




Trần Thành Mỹ


Mục Lục


IIỊ Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 172 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMua.com Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.

Địa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors